Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng  - CHỦ ĐỀ 4



1. Một số nhiên liệu thông dụng
 - Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. 
 - Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành:
   + Nhiên liệu khí (gas, khí than,…)
   + Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…)
   + Nhiên liệu rắn (củi, sáp).

2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu
 - Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt. 
 - Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

Ví dụ: Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm.
   Sử dụng xăng, dầu để chạy động cơ.
   Sử dụng nhiệt để hàn cắt kim loại, nung gốm sứ.
   Sử dụng dầu mỏ và khí thiên nhiên để đun nấu, thắp sáng
   Biến năng lượng hạt nhân thành điện năng....

3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
 - Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
   + Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.
   + Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.
   + Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

 - Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
   + Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy
   + Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.
   + Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.

4. Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững - an ninh năng lượng
   - An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
   - Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hóa thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng.

   


Sách giáo khoa