Hãy tưởng tượng khi bạn 9 tuổi, trong khi các bạn đang vừa học vừa chơi, bạn đã đỗ vào Đại học Harvard danh tiếng. Có vẻ đó là khởi đầu không thể thuận lợi hơn cho một cuộc sống viên mãn, hứa hẹn nhiều thành tựu. Tuy nhiên, William James Sidis đã trải qua cuộc sống đó và điều viên mãn là thứ ông không bao giờ có.

Là thần đồng vào đầu thế kỷ 20, Sidis nổi tiếng khắp nơi vì biết đọc báo trước khi biết đi và là người trẻ tuổi nhất đỗ vào Harvard. Thế nhưng, cuộc đời ông cũng là câu chuyện cảnh báo rằng việc tách khỏi đám đông có hại như thế nào.


Một thiên tài được… lập trình

Sinh ngày 1/4/1898, sẽ không ngoa khi nói rằng William James Sidis “ra khỏi bụng mẹ với một cuốn sách trên tay”. Là con của một gia đình nhập cư nhưng cả bố và mẹ của Sidis đều là những học giả xuất sắc. Họ còn đầy ắp quyết tâm tạo ra một thiên thài từ thủa lọt lòng. Chính vì thế, cái đầu nhỏ bé của William được lấp đầy bằng kiến thức trước khi cậu bé có thể tự buộc dây giày cho mình.

Dù bạn có thể tranh luận về việc nên hay không nên dậy một đứa trẻ kiến thức học thuật kể từ tấm bé nhưng có một điều bạn không thể phủ nhận: William đã đọc được tờ New York Times từ khi mới 18 tháng tuổi. Cậu bé còn được dạy nhiều thứ tiếng và nói được rất nhiều ngôn ngữ ở năm 8 tuổi. Thậm chí cậu bé còn tạo ra ngôn ngữ của riêng mình là Vendergood dựa trên tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cùng một chút ngôn ngữ Rôman.

Chính vì sự xuất sắc đó, Sidis đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ nhỏ. Thậm chí, người ta còn cho rằng IQ của ông có thể đạt từ 250 tới 300, một con số không tưởng. Thông thường, một người với IQ 150 đã là xuất sắc. Nhà bác học Albert Einstein cũng chỉ có IQ vào khoảng 160. Chính bởi vậy, Sidis được xem là người có chỉ số IQ cao nhất thế giới từng được phát hiện và được kỳ vọng sẽ tạo ra những thứ vĩ đại.

Cô đơn ở Harvard

Khi lên 9 tuổi, cha của Sidis đã ghi danh cho cậu vào trường Harvard nhưng trường đã từ chối vì cậu còn quá nhỏ. Đến năm 11 tuổi, Sidis chính thức là sinh viên của ngôi trường danh tiếng và là sinh viên trẻ nhất. Tuy nhiên, những năm tháng của cậu ở trường không phải thiên đường trí tuệ như người ta vấn tưởng.

Các sinh viên khác nhìn Sidis như một kẻ lập dị và từ chối coi trọng cậu, ngay cả khi cậu có một bộ não siêu việt với những kiến thức mà những sinh viên ưu tú cũng phải “há hốc” mồm và vận dụng toàn bộ tri thức để có thể hiểu được phần nào. Cậu còn luôn ăn mặc như một giáo sư, kiểm tra đồng hồ lúc kết thúc bài thuyết trình….


Cậu lấy bằng cử nhân năm 16 tuổi thề sẽ sống một cuộc sống độc thân để theo đuổi con đường học vấn.

Thế nhưng, cuộc sống của Sidis có bước ngoặt. Khi đang còn theo học ở Harvard, cha mẹ cậu chuyển đến Portsmouth, New Hampshire để mở một viện dưỡng lão cho những “bệnh nhân thần kinh”. William bị bỏ lại tự lo cho bản thân trong ký túc xá trường Harvard. Nơi đây, cậu phải một mình sống giữa các sinh viên, những người luôn bày trò chơi khăm chàng trai thiên tài. Họ cũng không tiếc lời mỉa mai, dày vò cậu vì việc thiếu kiến thức, kỹ năng sống và cả sự thấu hiểu về phái nữ.

Quãng thười gian này đã hình thành trong Sidis một cơn thịnh nộ sâu sắc và ghét bỏ mọi người. Ngay cả khi rời bỏ kí túc xá để đến ở nhà trọ trên phố Brattle, Sidis vẫn không quên được những ký ức ám ảnh đó. Năm 1914, ông nói với tờ Boston Herald rằng: “Tôi rất nóng nảy. Vì thế, tôi sẽ không hòa đồng với những người xung quanh. Đó là cách để tôi không có cơ hội mất bình tĩnh”.

Sa ngã tuổi trưởng thành

Sau một thời gian làm giảng viên tại Đại học Rice ở tuổi 17, Sidis trở lại Boston, nơi cậu cố gắng hòa nhập dù chỉ là nửa vời vào cuộc sống ở Harvard. Sidis rút khỏi trường Luật đại học Harvard ngay trước khi tốt nghiệp và tham gia vào buộc cuộc bạo động. Năm 1919, cậu bị bắt vì dẫn đầu một nhóm biểu tình bạo lực. Ông phải hầu tòa với cáo buộc chống lại nước Mỹ.

Bị kết án 18 tháng tù, cha mẹ Sidis đã phải nỗ lực để cậu không phải ngồi nhà đá trong lúc chờ cho tới khi có thể kháng cáo. Thời gian đó, Sidis bị giam tại viện dưỡng lão dành cho những kẻ tâm thần mà bố mẹ cậu lập ra ở New Hampshire trước khi được đưa tới sống 1 năm ở viện điều dưỡng tại California.

Sau khi được thả khỏi viện điều dưỡng vào năm 1921, Sidis được kỳ vọng sẽ trở lại Boston và tiếp tục sống cuộc sống hàn lâm. Tuy nhiên, cậu đõ bỏ trốn đến New York và sẵn sàng nhận những công việc tầm thường nhất mà mình có thể tìm được. Để che giấu đi những ngại ngùng và tránh né nguy cơ bị bắt lại, Sidis hầu như hạn chế giao tiếp với mọi người và tuyệt không liên lạc với cha mẹ.

Thậm chí, ngay khi ai đó biết về thân vận của Sidis, cậu sẽ ngay lập tức bỏ việc để tìm một công việc khác mà không ai biết mình là ai.


Cuộc sống ẩn dật và cái kết buồn của một thiên tài

Với chỉ số IQ được đồn đại ở mức khoảng từ 250 đến 300, Sidis được cho là có một bộ não ưu việt hơn cả Albert Einstein và Isaac Newton. Thế nhưng, ông sống những năm cuối đời như một người ẩn dật, né tránh cả cha mẹ lẫn giới truyền thông. Ông luôn cho rằng cuộc sống của một thiên tài trẻ tuổi thật vô nghĩa và các bài kiểm tra trí tuệ là “hoàn toàn sai lệch”.

Sống cuộc sống ẩn dật, Sidis hy vọng mình sẽ bị lãng quên. Tuy nhiên, cậu đã nhầm. Năm 1937, tờ New Yorker xuất bản 1 bài báo, trong đó nói rằng Sidis đang sống trong một nơi tồi tàn. Sidis đã đệ đơn kiện tờ báo về tội phỉ báng. Tuy nhiên, năm 1940, một toàn án nói rằng Sidis nổi tiếng từ nhỏ và ông sẽ luôn nổi tiếng nên vụ kiện bị bác bỏ.

Đầu những năm 1940, Sidis có viết báo nhưng dùng bút danh khác. Năm 1944, ông qua đời trong lặng lẽ vì xuất huyết não ở tuổi 46, khi đang làm một công việc văn phòng. Sự ra đi của ông cũng đã khép lại cuộc đời của một thiên tài, người suốt tuổi thơ gánh trọng trách trở thành một vĩ nhân nhưng tuổi trưởng thành lại phải vật lộn với những điều bình thường nhất.

Tham khảo: History Daily