A.
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu
1. Máu trong hệ mạch trao đổi khí O2 và các chất dinh dưỡng với tế
bào ở:
A.
mao
mạch
B. động
mạch
C. tĩnh mạch
D. cả 3 loại mạch
Câu
2. Hình thức sinh sản nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính?
A. Sinh sản trinh sinh
ở
ong. B. Phân đôi của trùng
roi xanh.
C. Nảy chồi ở thủy
tức. D. Đẻ con ở lớp Thú.
Câu
3. Nhóm nhân tố nào sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Nhiệt độ, ánh sáng,
nước.
B. Ánh sáng, nước,
vật chất di truyền từ bố mẹ.
C. Nước, vật chất di
truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
D. Nhiệt độ, ánh sáng,
nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
Câu
4. Hiện tượng cây phát triển hướng về phía có nguồn dinh dưỡng gọi
là:
A. Tính hướng tiếp xúc
B. Tính hướng sáng
C.
Tính hướng
hóa
D. Tính hướng nước
Câu
5. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Sự tăng kích thước của
cành.
B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra
lá.
D. Cây ra hoa.
Câu
6. Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Câu
7. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào sau
đây?
A. Nhiệt độ cao và độ ẩm
trung bình B. Nhiệt độ
trung bình và độ ẩm trung bình
C. Nhiệt độ thấp và độ ẩm
thấp D. Nhiệt độ
trung bình và độ ẩm cao
Câu
8. Phế quản và phổi thuộc vào hệ cơ quan nào ở người?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ vận động
C. Hệ hô
hấp
D. Hệ tiêu hóa
Câu
9. Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối
khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng
lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu
10. Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen
thì
A. quá trình sinh trưởng
sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.
Câu
11. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước
của:
A. các hệ cơ quan trong
cơ thể B. cơ thể do tăng
kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể D.
các cơ quan trong cơ thể
Câu
12. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia,
trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào
khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50
kg cần uống trong một ngày.
A.
2 000
mL.
B. 1 500
mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL.
Câu
13. Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì
A. chiều của từ trường và
độ lớn của từ trường không thay đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.
Câu
14. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập
tính:
A. Học được
B. Bẩm sinh
C. Hỗn
hợp
D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Câu
15. Tập tính động vật là:
A. Một số phản ứng trả lời các kích thích
của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi
với môi trường sống và tồn tại
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các
kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với
môi trường sống và tồn tại
C. Những phản ứng trả lời các kích
thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích
nghi với môi trường sống và tồn tại
D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích
thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật
thích nghi với môi trường sống và tồn tại
Câu
16. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo
trình tự nào sau đây?
A. Trứng đã thụ tinh → Ấu
trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
Câu 17. Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì
A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn
thấy nên dễ tác động nhất.
B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động
nhất.
D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.
Câu 18. Hoa lưỡng tính là
A. hoa có đài, tràng và nhụy
hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
C. hoa có nhị và nhụy
hoa. D. hoa có đài và tràng hoa.
Câu 19. Khi trời lạnh, nếu không được bổ sung thêm thức ăn thì sinh
trưởng của động vật sẽ giảm do
A. khi trời lạnh, quá trình trao đổi
chất của động vật bị ức chế.
B. khi trời lạnh, quá trình chuyển
hóa năng lượng của động vật bị ức chế.
C. khi trời lạnh, động vật mất nhiều
năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
D. khi trời lạnh, động vật mất nhiều
nước để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Câu 20. Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của
thực vật?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở
thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân
cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân
cây Một lá mầm.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng sinh sản hữu
tính trong thực tiễn?
A. Thụ tinh nhân tạo có tác dụng là sử dụng
hiệu quả các con đực mang đặc điểm tốt.
B. Điều khiển giới tính đàn con bằng cách sử dụng
hormone hoặc lọc, tách tinh trùng.
C. Sử dụng hormone nhân tạo để kích thích
ra hoa, phân hóa hoa đực hoặc hoa cái.
D. Kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ
bằng cách tưới nước liên tục vào ban đêm.
Câu 22. Chiết cành là phương pháp
A. cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc
giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới.
B. dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây rồi gắn vào cây khác
cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau.
C. làm cho cành ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang
rễ đó đem trồng thành cây mới.
D. nuôi cấy tế bào từ mô hoặc các phần của cơ thể thực vật
trong môi trường thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con.
Câu 23. Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của
nhiều loài động vật
A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh
hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và
giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ
thể.
C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng
để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.
D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn
ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.
Câu 24. Trong quá trình trồng rừng, người trồng rừng thường để mật
độ dày khi cây còn non. Biện pháp này nhằm
A. kích thích cây ra nhiều rễ và cành
nhánh. B. kích thích cây phát triển về chiều cao
và thẳng.
C. kích thích thân cây phát triển đường
kính. D. kích thích cây ra nhiều cành và lá.
Câu 25. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo
từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước
nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để
tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được
diễn ra trong tế bào.
Câu 26. Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong
trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng
A. giúp tăng độ ngọt cho các loại
quả. B. giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây.
C. giúp tiêu diệt các loài sâu phá
hoại cây. D. giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ
tinh, tạo quả.
Câu 27. Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến
lợi ích nào sau đây?
A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp
cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển;
mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát
triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ
dại.
D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát
triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ
dại.
Câu 28. Việc làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh,
phát triển tốt dựa trên hiện tượng cảm ứng nào sau đây?
A. Hướng
sáng. B. Hướng nước.
C. Hướng tiếp xúc.
D. Hướng chất dinh
dưỡng.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2 (1 điểm) Nêu ưu điểm của các phương pháp nhân giống
giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
Đáp án
1. A |
2. D |
3. A |
4. C |
5. A |
6. D |
7. D |
8. C |
9. A |
10. A |
11. B |
12. A |
13. B |
14. B |
15. D |
16. A |
17. B |
18. C |
19. C |
20. D |
21. D |
22. C |
23. B |
24. B |
25. D |
26. D |
27. A |
28. C |
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1.
Máu trong hệ mạch
trao đổi khí O2 và các chất dinh dưỡng với tế bào ở: A. mao
mạch
B. động
mạch
C. tĩnh mạch D. cả 3
loại mạch |
Phương pháp giải:
Hệ tuần hoàn ở người
có nhiệm vụ trao đổi khí và các chất dinh dưỡng giữa các tế bào của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Hệ tuần hoàn ở người
gồm tim và hệ mạch. Hệ mạch gồm 3 loại mạch: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
Trong đó, máu tại mao mạch có nhiệm vụ trao đổi chất với các tế bào.
Chọn A.
Câu 2.
Hình thức sinh sản
nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính? A. Sinh sản trinh
sinh ở
ong. B. Phân đôi của trùng roi xanh. C. Nảy chồi ở
thủy
tức. D. Đẻ con ở lớp Thú. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Sinh sản hữu tính là
hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Hình thức sinh sản hữu
tính là đẻ con ở lớp Thú.
Chọn D.
Câu 3.
Nhóm nhân tố nào
sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của thực vật? A. Nhiệt độ, ánh
sáng, nước. B. Ánh sáng,
nước, vật chất di truyền từ bố mẹ. C. Nước, vật chất
di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ. D. Nhiệt độ, ánh
sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố bên ngoài
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là: Nhiệt độ, ánh sáng,
nước.
Chọn A.
Câu 4.
Hiện tượng cây phát
triển hướng về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là: A. Tính hướng tiếp
xúc
B. Tính hướng sáng C. Tính hướng
hóa
D. Tính hướng nước |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
cảm ứng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cây phát
triển hướng về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa của cây.
Chọn C.
Câu 5.
Quá trình nào sau
đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Sự tăng kích
thước của cành.
B. Hạt nảy mầm. |
Phương pháp giải:
Sinh trưởng ở sinh vật
là quá trình lớn lên của cây do sự gia tăng về kích thước và số lượng tế bào
của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Quá trình sinh trưởng
của thực vật là: sự tăng kích thước của cành.
Chọn A.
Câu 6.
Mạt sắt đặt ở chỗ
nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất? A. Ở phần giữa của
thanh. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
nam châm.
Lời giải chi tiết:
Mạt sắt đặt ở cả hai
đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất.
Chọn D.
Câu 7.
Nhu cầu nước của cây
thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào sau đây? A. Nhiệt độ cao và
độ ẩm trung bình B. Nhiệt độ trung
bình và độ ẩm trung bình C. Nhiệt độ thấp và
độ ẩm thấp D. Nhiệt độ trung
bình và độ ẩm cao |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Nhu cầu nước của cây
thấp nhất trong điều kiện thời tiết nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao
Chọn D.
Câu 8.
Phế quản và phổi
thuộc vào hệ cơ quan nào ở người? A. Hệ tuần
hoàn
B. Hệ vận động C. Hệ hô
hấp
D. Hệ tiêu hóa |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về
quá trình trao đổi khí ở người.
Lời giải chi tiết:
Phế quản và phổi là cơ
quan thuộc hệ hô hấp ở người.
Chọn C.
Câu 9.
Đặc điểm nào sau đây
giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng? A. Rễ cây tạo thành
mạng lưới phân nhánh trong đất. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm giúp rễ cây
tăng khả năng hút nước và muối khoáng là rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh
trong đất.
Chọn A.
Câu 10.
Ở thực vật, nếu
thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì A. quá trình sinh
trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
vai trò của các nguyên tố khoáng với thực vật.
Lời giải chi tiết:
Ở thực vật, nếu thiếu
các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì quá trình sinh trưởng sẽ bị ức
chế, thậm chí có thể bị chết.
Chọn A.
Câu 11.
Sinh trưởng của cơ
thể động vật là quá trình tăng kích thước của: A. các hệ cơ quan
trong cơ thể |
Phương pháp giải:
Sinh trưởng của cơ thể
động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng
tế bào.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 12.
Theo khuyến nghị của
Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40
mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học
sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày. A. 2 000
mL.
B. 1 500
mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL. |
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ kiện đề bài
cho.
Lời giải chi tiết:
Lượng nước học sinh
lớp 8 đó cần uống 1 ngày là: 50 x 40 = 2000 mL.
Chọn A.
Câu 13.
Khi ta thay đổi
chiều dòng điện chạy qua ống dây thì A. chiều của từ
trường và độ lớn của từ trường không thay đổi. |
Phương pháp giải:
Khi ta thay đổi chiều
dòng điện chạy qua ống dây thì chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ
trường không thay đổi.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 14.
Ve sầu kêu vào mùa
hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính: A. Học
được
B. Bẩm sinh |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Ve sầu kêu vào mùa hè
oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính bẩm sinh.
Chọn B.
Câu 15.
Tập tính động vật
là: A. Một số phản ứng
trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ
đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại |
Phương pháp giải:
Tập tính động vật là
chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài
cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 16.
Các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Trứng đã thụ tinh
→ Ấu trùng → Ếch trưởng thành. |
Phương pháp giải:
Các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự: Trứng đã thụ tinh → Ấu
trùng → Ếch trưởng thành.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 17.
Tiêu diệt muỗi vào
giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì A. ấu trùng muỗi
có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất. |
Phương pháp giải:
Vận dụng quá trình
sinh trưởng và phát triển của muỗi để ứng dụng vào việc tiêu diệt muỗi.
Lời giải chi tiết:
Tiêu diệt muỗi vào
giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc
vào nước nên dễ tác động nhất.
Chọn B.
Câu 18.
Hoa lưỡng tính là A. hoa có đài,
tràng và nhụy
hoa. B. hoa có đài,
tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và
nhụy
hoa. D. hoa có đài và
tràng hoa. |
Phương pháp giải:
Thực vật có hoa được
chia thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Lời giải chi tiết:
Hoa lưỡng tính là hoa
có cả nhị và nhụy hoa.
Chọn C.
Câu 19.
Khi trời lạnh, nếu
không được bổ sung thêm thức ăn thì sinh trưởng của động vật sẽ giảm do A. khi trời lạnh,
quá trình trao đổi chất của động vật bị ức chế. B. khi trời
lạnh, quá trình chuyển hóa năng lượng của động vật bị ức chế. C. khi trời
lạnh, động vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể. D. khi trời
lạnh, động vật mất nhiều nước để duy trì nhiệt độ cơ thể. |
Phương pháp giải:
Khi trời lạnh, nếu
không được bổ sung thêm thức ăn thì sinh trưởng của động vật sẽ giảm do
khi trời lạnh, động
vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 20.
Phát biểu nào đúng
khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật? A. Mô phân sinh bên
và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là: Mô
phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một
lá mầm.
Chọn D.
Câu 21.
Phát biểu nào sau
đây không đúng
khi nói về ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn? A. Thụ
tinh nhân tạo có tác dụng là sử dụng hiệu quả các con đực mang
đặc điểm tốt. B. Điều
khiển giới tính đàn con bằng cách sử dụng hormone hoặc lọc, tách tinh trùng. C. Sử
dụng hormone nhân tạo để kích thích ra hoa, phân hóa hoa đực hoặc hoa
cái. D. Kích
thích cây thanh long ra hoa trái vụ bằng cách tưới nước liên tục vào
ban đêm. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh sản ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không đúng
là: Kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ bằng cách tưới nước liên tục
vào ban đêm.
Muốn kích thích cây
thanh long ra quả trái vụ, ta cần thắp đèn sáng vào ban đêm.
Chọn D.
Câu 22.
Chiết cành là phương
pháp A. cắt một đoạn
cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát
triển thành cây mới. B. dùng bộ phận
sinh dưỡng của một cây rồi gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển thành cây
mang cành của các cây khác nhau. C. làm cho cành
ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới. D. nuôi cấy tế
bào từ mô hoặc các phần của cơ thể thực vật trong môi trường thích hợp, ở
điều kiện vô trùng để tạo thành cây con. |
Phương pháp giải:
Chiết cành là phương
pháp làm cho cành ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng
thành cây mới.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 23.
Đối với sự sinh
trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật A. không có tác dụng
vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật. |
Phương pháp giải:
Đối với sự sinh trưởng
và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật giúp động vật hấp thu
thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất
để xây dựng cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 24.
Trong quá trình
trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện
pháp này nhằm A. kích thích cây
ra nhiều rễ và cành nhánh. B. kích thích cây
phát triển về chiều cao và thẳng. C. kích thích
thân cây phát triển đường kính. D. kích thích
cây ra nhiều cành và lá. |
Phương pháp giải:
Trong quá trình
trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện
pháp này nhằm kích thích cây phát triển về chiều cao và thẳng.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 25.
Tế bào là đơn vị
chức năng của cơ thể vì A. mọi cơ thể
sống đều được cấu tạo từ tế bào. B. tế bào là
đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể. C. tế bào có
khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới. D. phần lớn
hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào. |
Phương pháp giải:
Tế bào là đơn vị
chức năng của cơ thể vì phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra
trong tế bào.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 26.
Đối với cây ăn
quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ
có tác dụng A. giúp tăng độ
ngọt cho các loại quả. B. giúp cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây. C. giúp tiêu
diệt các loài sâu phá hoại cây. D. giúp tăng tỉ
lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả. |
Phương pháp giải:
Đối với cây ăn quả,
việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có
tác dụng giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 27.
Việc trồng xen
canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây? A. Mía
tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía,
ngăn cản sự phát triển của cỏ dại. B. Bắp
cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp
cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại. C. Mía
tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất
trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại. D. Bắp
cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất
trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại. |
Phương pháp giải:
Việc trồng xen canh
giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích mía tạo bóng râm cho bắp
cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển
của cỏ dại.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 28.
Việc làm trụ cho
cây hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt dựa trên hiện
tượng cảm ứng nào sau đây? A. Hướng
sáng. B. Hướng nước. C. Hướng tiếp
xúc. D. Hướng chất dinh dưỡng. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
cảm ứng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Việc làm trụ cho cây
hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt dựa trên hiện tượng cảm
ứng hướng tiếp xúc.
Chọn C.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Phát biểu khái niệm sinh trưởng và
phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về
sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
- Sinh trưởng là sự
tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích
thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
- Phát triển bao gồm
sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
- Mối quan hệ giữa
sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển
và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng
sẽ không có phát triển và ngược lại.
Câu 2 (1 điểm)
Nêu ưu điểm của các phương pháp
nhân giống giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô thực vật. |
Lời giải chi tiết:
0 Nhận xét