Lý thuyết

  • Mục tiêu

Học viên hiểu rõ các loại phần mềm và chức năng của từng loại.

  • Tổng quan

1. Phân loại phần mềm máy tính theo phương thức hoạt động

- Phần mềm hệ thống: đây là phần mềm đầu tiên và kiên quyết phải có, nó dùng để vận hành máy tính và các phần cứng của máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic linked library – DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.


- Phần mềm ứng dụng: để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại.


2. Phân loại phần mềm máy tính theo khả năng ứng dụng

Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính,… Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.

3. Các loại phần mềm máy tính khác

Cũng là một loại phần mềm, nhưng virus máy tính là các phần mềm có hại được viết để chạy với những mục đích riêng của một nhóm người nhằm lừa đảo, quảng cáo, ăn cắp, phá hoại thông tin, phá hoại phần cứng hoặc chỉ là để trêu chọc người dùng vi tính.

Câu hỏi

Các phần mềm khác có thể chạy trên máy tính nếu không có phần mềm hệ thống không?
   A. Có, phần mềm hệ thống và các loại phần mềm khác là hai loại riêng biệt, không liên quan đến nhau nên không phụ thuộc nhau

   B. Không, vì phần mềm hệ thống thiết kế cho việc cung cấp một kiến trúc cho việc chạy các phần mềm ứng dụng