Lý thuyết
Mục tiêu
Học viên có được những kinh nghiệm khi tự lựa chọn laptop phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Tổng quan
Trong thực tế, mỗi người đêu có những nhu cầu sử dụng laptop khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể phân nhu cầu ra làm 4 nhóm nhu cầu chính là học tập/ứng dụng văn phòng, nhu cầu lập trinh làm việc, nhu cầu chơi game và nhu cầu làm đồ họa. Trong bài này chúng ta sẽ nói về những tiêu chi mà người dùng nên cân nhắc khi lựa chọn mua laptop theo từng nhu cầu.
Nhu cầu học tập và làm việc với ứng dụng văn phòng
Đối với nhu cầu này thì bạn làm việc thường xuyên trên web, cần dùng các ứng dụng văn phòng từ Microsoft, rất ít đụng tới đồ họa. Chúng ta có thể chọn các mẫu laptop sở hữu chip Intel Core I3 hay AMD Ryzen 3 thuộc phân khúc 6 đến dưới 10 triệu đồng vì với nhu cầu như trên, hai dòng vi xử lí đã nêu hoàn toàn đáp ứng được điều này..
Dung lượng RAM cần tối thiểu là 4GB. Ngoài các ứng dụng văn phòng thì trình duyệt web (Chrome là trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay) là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất. Bởi hầu hết các ứng dụng hiện nay như: office, xử lý ảnh, nghe nhạc, xem phim,… đều chủ yếu sử dụng trên trình duyệt web. Đặc điểm của trình duyệt Chrome rất ngốn RAM nên để có trải nghiệm mượt mà nhất khi làm việc, mình khuyên các bạn nên lựa chọn cho mình những chiếc laptop có RAM tối thiểu là 4GB nếu có thể bạn có thể nâng cấp lên 8GB là hoàn toàn tuyệt với.
Ổ cứng HDD và SSD Dung lượng ổ cứng HDD tối thiểu nên là 500GB hoặc tốt nhất bạn nên chọn mua cho mình laptop sở hữu SSD để có được tốc độ sử dụng phần mềm một cách tối ưu.
Ngoài những vấn đề ở trên thì bạn cũng nên chú ý tới cân nặng của máy, do công việc văn phòng bạn sẽ cần di chuyển rất nhiều nên bạn cũng nên chọn những mẫu laptop mỏng nhẹ có dung lượng vừa đủ để thuận tiện cho việc di chuyển.
Một số mẫu laptop nổi bật như Asus, Acer, Dell, Lenovo,..
Nhu cầu lập trình
Đối với nhu cầu lập trình thì ngoài việc sử dụng các ứng dụng văn phòng, các lập trình viên còn sử dụng các IDE dành riêng cho công việc của họ vậy nên các mẫu laptop sở hữu chip Intel Core I5 hay AMD Ryzen 5 trở lên là phù hợp cho nhu cầu này.
Dung lượng RAM tối thiểu nên là 8GB và tốt nhất là 16GB để đảm bảo bạn có thể chạy các giả lập khi lập trình android hay các IDE nặng như visual studio.
Ổ cứng thì việc có SSD là cực kỳ cần thiết để nâng cao tốc độ trong quá trình làm việc.
Về cân nặng thì việc di chuyển sẽ hạn chế nên bạn có thể chọn laptop có cân nặng nhiều hơn so với những mẫu laptop văn phòng để có hệ thống tản nhiệt tốt giúp cho máy được mát hơn khi làm việc lâu dài.
Các mẫu laptop để làm lập trình thường có mức giá trải dài từ 10 triệu, 15 triệu, .. trở lên với những hãng nổi tiếng như Asus, Dell XPS hay Inspiron
- Nhu cầu chơi game
Đây là nhu cầu được các hãng sản xuất rất ưu ái, nhiều hãng có những dòng laptop đặc trưng cho chơi game như Asus Rog Strik hay Dell alienware nổi tiếng. Tuy vây khi lựa chọn laptop để chơi game có một vài đặc điểm bạn cần chú ý
Card màn hình – VGA là ưu tiên số 1:
Bạn có thể dễ dàng tra được qua google thông số cấu hình tối thiểu của tựa game mình muốn chơi. Sau đó cân nhắc hầu bao lựa chọn của mình để mua 1 chiếc laptop phù hợp đáp ứng yêu cầu đó. VGA hay card màn hình rời luôn phải là ưu tiên hàng đầu để đầu tư. Vì VGA khủng sẽ giúp bạn gánh được các tác vụ xử lý đồ họa cực nặng cho game.
Màn hình laptop
: Đầu tư nhiều vào VGA mà bỏ quên chọn cho mình màn hình tương xứng thì quả là thiếu sót. Để có được trải nghiệm chơi game tốt nhất, bạn cần phải lựa chọn cho mình màn hình full HD để các đối tượng sắc nét và chi tiết tốt nhất.
CPU, RAM
: Sau khi chọn được 2 bộ phận quan trọng nhất thì CPU, RAM là những linh kiện bạn phải để tâm đến để tránh tình trạn nghẽn cổ chai hay cân nhắc để đầu tư cho việc sử dụng vào mục đích khác ngoài chơi game.
Tản nhiệt: Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý, do chơi game thì bạn sẽ chơi trong thời gian dài cũng như sử dụng máy ở công suất cao, dẫn đến việc máy sẽ rất nóng vì vậy hệ thống tản nhiệt tốt sẽ giúp cho trải nghiệm sử dụng của bạn sẽ tốt hơn cũng như nâng cao tuổi thọ của máy.
Nhu cầu đồ họa
Các laptop thường được sử dụng cho nhu cầu này là các máy laptop workstation hay máy trạm cung cấp hiệu suất cao hơn máy tính cá nhân, đặc biệt là về CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm. Nó được tối ưu hóa cho việc xử lý các loại dữ liệu phức tạp như các bản vẽ 3D trong cơ khí, các mô phỏng trong thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh động, các logic toán học, thiết kế đồ họa.
Cấu hình và hiệu năng: Các tác vụ xử lý đồ họa phức tạp như ảnh động, hình ảnh 3D… đều được Laptop Workstation xử lý vô cùng nhanh chóng, điều mà ở các laptop thông thường khó làm được. Điều này có được do Laptop Workstation được trang bị cấu hình thế hệ mới nhất và card đồ họa chuyên dụng hiếm thấy ở các laptop thông thường. Chính vì vậy, laptop máy trạm không được bày bán phổ biến tại Việt Nam, thường phải Order trực tiếp tại hãng sản xuất hoặc các nhà phân phối quốc tế.
Build ngoại hình chắc chắn: Laptop workstation là một chiếc laptop dành cho công việc, do đó nó được build ngoại hình vô cùng chuyên nghiệp và sang trọng, phù hợp với tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau.
Các dòng máy workstation nổi tiếng như: Dell Precision, HP ZBook, Lenovo ThinkPad P1,..
0 Nhận xét