Lý thuyết
Mục tiêu
Học viên có thể nhận biết được các linh kiện trong hộp máy.
Tổng quan
Khi mở hộp máy tính để bàn ra, các bạn có thể nhìn thấy tổng quát các linh kiện , bộ phận trong hộp máy tính để bàn. Trong bài này, chúng ta sẽ chỉ học cách nhận biết và chức năng cơ bản của các bộ phận. Về thông tin chi tiết hơn, chúng ta sẽ được học ở các bài học sau.
Bảng mạch chính (Main board/Motherboard)
Là một bảng mạch điện tử, giúp liên kết các linh kiện máy tính với nhau. Đây là một nền tảng, quyết định đến tốc độ, sự ổn định của toàn bộ hệ thống.
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Hay còn gọi là bộ vi xử lý (CPU - Central processing unit). Đây là bộ phận nhỏ bé nhất nhưng đắt đỏ và quan trọng nhất trong một bộ máy tính. Hiểu đơn giản thì CPU chính là bộ não, có nhiệm vụ điều khiển hầu hết các thành phần còn lại của máy tính. Chức năng của CPU là xử lý và phân tích mọi dữ liệu trong chương trình máy tính.
Bộ nhớ trong (RAM)
RAM (Random Access Memory) là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời để CPU xử lý. Máy tính có càng nhiều RAM sẽ giúp tăng thêm tốc độ xử lý dữ liệu.
Ổ đĩa cứng (HDD)
Ổ đĩa cứng (HDD - Hard Disk Drive) là thiết bị chứa các chương trình giúp máy tính hoạt động (hệ điều hành, phần mềm ứng dụng) và chứa dữ liệu của người dùng (Văn bản, hình ảnh,...)
Ổ đĩa quang (CD/DVD-ROM)
Là thiết bị đọc dữ liệu từ đĩa CD/DVD và đưa dữ liệu đó vào máy tính.
Bộ nguồn (PSU)
Là thiết bị chuyển đổi nguồn điện từ dòng điện xoay chiều 220v/110v sang dòng điện một chiều 12v và duy trì sự ổn định để máy tính hoạt động.
0 Nhận xét