Lúc bắt đầu với series postman, mình không nghĩ là sẽ viết bài về phần này nhưng mà sau khi nhìn thấy 1 vài đồng chí programer công ty mình để cái đống request hỗn độn, mất 5p mới tìm ra cái request đã dùng hôm trước ở đâu. Mình phải nghĩ lại là “Không phải ai cũng để ý rằng có phần collections này ở trên đời” và quyết định viết vì biết đâu có ai đó không biết. :))

Trước tiên, phải hiểu Collections là cái gì đã.
Hiểu nôm na, nó chính là Folder, giúp đóng gói những request vào chung 1 chỗ. Ờ thế không dùng có được không? Câu trả lời là ĐƯỢC, tuy nhiên sẽ gặp phải 1 số vấn đề sau đây.

  • Sẽ phải dùng History để tìm lại những request đã dùng, tương tự như bạn suốt ngày phải lục lọi phần History của Chrome, trong khi chỉ cần 1 động tác bookmark lại là xong.
  • Không dùng được chức năng tạo API documents tự động mà Postman cung cấp
  • Không thể dùng được chức năng Runner, giúp chạy liên tục các Request.

I. Tạo 1 Collection.

1. Click vào button [tạo collection]  bên sidebar

2. Điền tên và mô tả (không bắt buộc) collection đó.

3. Lưu request vào Collection.

B1. Tạo ra 1 new Request (Như bài trước )
B2. Ấn nút Save (Save As)
B3. Chọn Collection cần lưu và Save tiếp.


Note: Với những trường TH mà muốn add request từ bên History vào Collection.
B1. Click vào icon (+)

B2. Chọn Collection cần lưu và Save.

II. Các settings chính của 1 Collection.

Share collections: tạo ra link để share với người khác collection (bị hạn chế bởi kiểu account).
Rename: Đổi tên của collection.
Edit: Sửa tên và mô tả của collection.
Add Folder: tạo thêm collection mới bên trong Collection đó.
Duplicate: nhân đôi collection đang có.
Export: Xuất collection ra dạng file .json
Monitor Collection: Dùng để test hiệu năng (bị hạn chế bởi kiểu account).
Mock Collection: giúp giả lập các API sử dụng chức năng Example mà postman hỗ trợ. (bị hạn chế bởi kiểu account).
Publish Docs: Tạo ra API Docs định dạng HTML.
Delete: Xóa Collection.