Theo bài trước các bạn đã biết cách tạo ra những test đơn giản cho từng API, nhưng mà 1 dự án thì có quá nhiều API và quá nhiều task khác nhau, mỗi task là 1 tập hợp của 1 vài API thì phải giải quyết như thế nào. Cùng với đó là cách quản lý mà bạn nghĩ có áp dụng được cho Postman hay ko? Và làm thế nào để run test đỡ tốn công sức nhất.

I. Quản lý Test Suites

Trong Postman quản lý các API theo dạng Collections và tùy vào dự án mình sẽ có cách quản lý khác nhau. Vì đặc thù dự án cứ 1 tuần lại release 1 lần nên đây là cách mình quản lý.

Vấn đề là từng task nhỏ thì mình sẽ sắp xếp như thế nào???
Bài trước, mình đã hướng dẫn với 1 API đơn lẻ có 2 kiểu test tương ứng:
1. Syntax Testing (Validation)
2. Functional Testing

Theo gợi ý từ các Bloggers Postman, thì bạn ko nên chỉ dùng 1 request cho tất cả các loại test của mình, mà nên với mỗi trường hợp bạn sẽ tạo ra 1 request, chỉ khác nhau phần Description và Test thôi. Do đó đây là cách mình cấu trúc API cho từng task.

Trên Postman, nó sẽ có hình thù như sau:

Các API trong hình từ 1 đến 5 sẽ có phần Description và Test khác nhau.
API_1:

API_2:


Tương tự bạn sẽ làm như vậy với các trường hợp khác.

II. Run Test Suites bằng chức năng Runner

Từ đầu series đến giờ các bạn mới biết cách test API theo cách “thủ công”, ấn SEND check từng API. Postman cung cấp tính năng run List API theo Folder bằng tính năng Runner.


Màn hình của Runner sẽ hiện ra, ở đây bạn sẽ quan tâm đến những thành phần sau đây.

1. Folder sẽ run.
2. Environment theo dự án
3. Số lần lặp lại
4. Option cho bạn xem lại Log những request bạn muốn.

Sau khi run xong, bạn sẽ nhìn thấy report như sau:


Lưu ý: Số Pass or Fail được tính trên số Test bạn viết, chứ ko tính trên số Request bạn run.

Bạn có xem short version của report ở Summary và lưu Log ở Export Result.

Nếu bạn muốn xem chi tiết từng thông số của request bạn click vào tên của Request đó


Vậy là đã xử lý xong phần Runner, một tính năng mà Postman hỗ trợ Automated Testing. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại comment phía dưới