SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Tiếng Việt lớp 3 Thời gian làm bài: 20 phút Họ tên học sinh:.....................................................Trường TH:.................................................... Huyện, tx, tp:......................................................... SBD:.............................................................. Họ, tên, chữ ký GT1:................................................................................................. Họ, tên, chữ ký GT2:................................................................................................. Số phách ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Điểm bằng số:................................................ Điểm bằng chữ:.............................................. GK1:............................................... GK2:............................................... Số phách ------------------------------------------------------------ Học sinh làm bài trên tờ đề thi Đọc thầm đoạn văn sau: Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu… Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán.. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không. Theo BĂNG SƠN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1/ Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông 2/ Câu văn nào cho biết hoa gạo làm thay đổi cảnh làng quê? a. Cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê. b. Cây gạo bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. c. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. 3/ Khi cây gạo nở hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui? a. Chim én. b. Chim sáo. c. Nhiều loài chim. 4/ Câu nào dưới đây nói đúng nội dung đoạn văn? a. Chợ quê buổi sớm. b. Cây gạo khi xuân về. c. Buổi liên hoan trong vòm cây. 5/ Trong câu “Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng ban bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không”, đàn chim được nhân hóa bằng cách nào? a. So sánh đàn chim với con người. b. Nói với đàn chim thân mật như nói với con người. c. Gọi và tả đàn chim bằng những từ dùng để gọi và tả người. 6/ Trong câu “Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.” có mấy bộ phận trả lời câu hỏi khi nào? a. Một bộ phận. Đó là …………………………………………………………… b. Hai bộ phận. Đó là …………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. c. Ba bộ phận. Đó là……………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. 7/ Bộ phận nào trong câu “Chúng chuyện trò râm ran.” Trả lời câu hỏi như thế nào? a. chúng b. chuyện trò c. râm ran 8/ Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào … thích hợp: Hồng: - Tại sao người ta gọi mùa lạnh là mùa đông nhỉ … Hà: - Vì mùa lạnh nằm đông người thì ấm … Hồng: - Thế sao mùa nóng lại gọi là mùa hè … Hà: - Vì mùa nóng nằm ngoài hè thì mát … Trời ơi … Cậu lười nghĩ quá. 9/ Đánh dấu x vào chỗ … thích hợp, kiểm tra thông tin đúng hay sai? ĐÚNG SAI a/ Câu “Trống Choai là một chú gà đẹp mã.” Được cấu tạo theo mẫu Ai là gì? …… …… b/ Câu “Trống Choai rất kiêu ngạo.” Được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì? …… …… 10/ Gạch chân từ viết đúng chính tả (trong ngoặc đơn) thích hợp với mỗi chỗ trống: Chúng tôi mò mẫm đi trong đêm tối, trên con đường … (ghập gềnh, gập ghềnh), … (khúc khủy, khúc khuỷu, khúc khỉu), … (loay hoay, loai hoai) dò đường đi đến bờ sông, nơi đó có con tàu của chúng tôi đang neo bến. Đến mờ sáng, chúng tôi đã nhìn thấy con tàu, mừng rỡ bước lên … ( bong tàu, boong tàu) mát lạnh. ------------------------Hết----------------------- Giám thị không giải thích gì thêm Không viết vào phần gạch chéo này
0 Nhận xét