Bài 22: Phân loại thế giới sống  - CHỦ ĐỀ 7



1a. Phân loại thế giới sống là gì?
  - Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.

1b. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
  - Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp. Việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

1c. Thế giới sống có thể phân loại theo các tiêu chí nào?
- Thế giới sống có thế phân loại dựa vào một số các tiêu chí sau: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng,…

2. Các bậc phân loại sinh vật
   - Các bậc phân loại sinh vật bao gồm 7 bậc là: loài, chi/giống, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
   - Thứ tự sắp xếp các bậc phân loại từ thấp đến cao là:




2a. Loài là gì?
  - Loài là bậc phân loại cơ bản, gồm một nhóm cá thể các sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới.
    + Ví dụ: loài ngựa vằn

  - Một loài có thể được gọi tên theo 3 cách là: 
    + Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
    + Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài 
    + Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

2b. Các giới sinh vật
  - Sinh vật được chia thành 5 giới là: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm , giới Thực vật, giới Động vật.

-Nhóm sinh vật tự dưỡng bao gồm tất cả các sinh vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng.Để tồn tại và phát triển, nhóm này chỉ cần H2O,CO2, muối vô cơ và nguồn năng lượng. Có hai hình thức tự dưỡng: tự dưỡng quang hợp và tự dưỡng hóa hợp.Tự dưỡng quang hợp ở cây xanh và vi khuẩn tía, vi khuẩn lưu huỳnh vốn dùng quang năng để tổng hợp chất hữu cơ. Hình thức sau được thể hiện ở một số vi khuẩn nhận năng lượng trong quá trình oxi hóa các chất vô cơ. 

Nhóm sinh vật dị dưỡng bao gồm các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các chất vô cơ mà phải sống nhờ vào các chất dinh dưỡng của nhóm sinh vật tự dưỡng tổng hợp nên.


    + Giới Khởi sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa dạng 


    + Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật

    + Giới Nấm: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng


    + Giới Thực vật: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp, môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển

    + Giới Động vật: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng

3. Khóa lưỡng phân
  - Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.
  - Cách xây dựng khóa lưỡng phân: xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.




Bài 24: Virus - CHỦ ĐỀ 7


1a. Virus là gì?

- Virus là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi, sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi ra khỏi tế bào vật chủ, virus tồn tại như một vật không sống.



- Virus có 3 hình dạng chính là:
+ Dạng xoắn (virus khảm thuốc lá, virus dại…)
+ Dạng hình khối (virus cúm, virus viêm kết mạc…)
+ Dạng hỗn hợp (phage)

1b. Virus có cấu tạo gồm các thành phần nào?

- Virus có cấu tạo đơn giản:
  gồm lớp vỏ proteinphần lõi chứa vật chất di truyền,  

Một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.


2. Vai trò của virus
2.1 Virus có những lợi ích gì?

   Sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine, ...).
   Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu.
   Sử dụng trong nghiên cứu khoa học.


2.2.1 Virus có những tác hại gì?

- Virus gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây hại cho con người và các loài sinh vật khác : Cúm, sốt xuất huyết, khảm ở cây cà chua, cúm gà…



2.2.2 Bệnh do virus gây ra lan truyền thông qua các con đường nào?

- Bệnh do virus gây ra có thể lan truyền qua các con đường như:
    - hô hấp
    - tiêu hoá
    - tiếp xúc trực tiếp
    - truyền máu
    - vết cắn động vật
    - từ mẹ sang con, ...


2.2.3  Biện pháp phòng bệnh:
    Ngăn chặn các con đường truyền bệnh.
    Tiêm vaccine phòng bệnh.


Bài 25: Vi khuẩn - CHỦ ĐỀ 7


1. Đặc điểm của vi khuẩn

Vi khuẩn là gì?
- Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi.


Vi khuẩn có các hình dạng chính nào?
- Đa số vi khuẩn có hình que, hình cầu, hình xoắn, hình dấu phẩy…

Vi khuẩn có cấu tạo như thế nào?
- Vi khuẩn có cấu tạo bởi các thành phần chính là: thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Một số vi khuẩn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển.


2. Vai trò của vi khuẩn

Vi khuẩn có lợi ích gì đối với tự nhiên và đối với con người?

- Đối với tự nhiên: 
+ Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm sạch môi trường.

- Đối với con người: 
+ Chế biến thực phẩm

 

Vi khuẩn có tác hại gì?

- Vi khuẩn gây bệnh cho con người, động thực vật…
- Vi khuẩn làm hư hỏng thực phẩm, làm thức ăn bị ôi thiu


Biện pháp để phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra chúng ta cần làm gì?

- Để phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra chúng ta cần:
+ Vệ sinh cá nhân
+ Vệ sinh môi trường
+ Bảo quản thực phẩm đúng cách.




Bài 25: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua - CHỦ ĐỀ 7


1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy lọc
- Mẫu vật: Nước dưa muối/cà muối
- Tiêu bản mẫu

2. Cách tiến hành
Thực hành quan sát vi khuẩn
Tiến hành làm và quan sát tiêu bản vi khuẩn lactic trong nước dưa muối/cà muối theo các bước sau:
- Bước 1: Dùng pipette lấy nước dưa muối/cà muối
- Bước 2: Nhỏ 1 giọt nước dưa muối/cà muối lên lam kính
- Bước 3: Đậy lamen lên giọt nước dưa muối/cà muối
- Bước 4: Nhỏ 1 giọt xanh methylene vào cạnh góc lamen sao cho hòa lẫn với giọt nước dưa muối/cà muối
- Bước 5: Dùng giấy thấm nước thừa tràn ra khỏi lam kính
- Bước 6: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ vi khuẩn quan sát được

Hướng dẫn làm sữa chua
1. Chuẩn bị
- Nguyên liệu: 
+ Sữa chua: 1 hộp (100g) 
+ Sữa đặc có đường: 1 hộp (380g)
+ Nước đun sôi: 500ml
+ Nước đun sôi để nguội: 500ml
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, nồi ủ hoặc thùng xốp, đũa, chậu thủy tinh, nhiệt kế

2. Cách tiến hành

- Bước 1: Mở hộp sữa đặc và đổ vào chậu thủy tinh
- Bước 2: Thêm vào chậu thủy tinh 1 lít nước theo tỉ lệ: 1/2 nước vừa đun sôi : 1/2 nước sôi để nguội và khuấy đều sao cho nhiệt độ hỗn hợp khoảng 40˚C – 50˚C
- Bước 3: Cho vào hỗn hợp trên một hộp sữa chua để bổ sung vi khuẩn lactic, khuấy nhẹ, đều tay
- Bước 4: Múc hỗn hợp sữa chua vào cốc thủy tinh nhỏ có nắp đậy
- Bước 5: Xếp các cốc vào nồi ủ hoặc thùng xốp và ủ khoảng 8 – 12h 
- Bước 6: Bảo quản sữa chua đã ủ trong ngăn mát tủ lạnh

Báo cáo kết quả thực hành
- Tiến hành báo cáo kết quả thực hành theo mẫu



Bài 27: Nguyên sinh vật - CHỦ ĐỀ 7


1a. Nguyên sinh vật là gì?

- Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, có kích thước hiển vi. 

1b Nguyên sinh vật có cấu tạo như thế nào?

- Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ chức năng của một cơ thể sống hoàn chỉnh.
- Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi…

 


1c. Nguyên sinh vật có các hình dạng nào?

- Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình giày…), một số có hình dạng không ổn định (trùng biến hình)



2. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Lấy ví dụ về một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và cho biết một số đặc điểm về bệnh đó.

* Bệnh sốt rét:
   - Do trùng sốt rét gây nên
   - Con đường lây bệnh: khi muỗi đốt người bệnh, trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi và tuyền sang người lạnh qua tuyến nước bọt của muỗi
    - Biểu hiện bệnh: sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa…


* Bệnh kiết lị:
   - Do trùng kiết lị gây nên
   - Con đường lây bệnh: bào xác của trùng kiết lị theo phân ra ngoài. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng bám vào cơ thể ruồi nhặng, thông qua thức ăn lan truyền bệnh cho nhiều người
   - Biểu hiện bệnh: đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt…



Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh các bệnh do nguyên sinh vật gây nên?
   - Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh
   - Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo quản thức ăn đúng cách
   - Vệ sinh môi trường xung quan sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm