1. Lệnh break trong Javascript
Lệnh break có tác dụng dừng vòng lặp cho dù điều kiện của vòng lặp vẫn đang đúng, hay nói cách khác là nó thoát khỏi vòng lặp một cách đột xuất và không quan tâm đến điều kiện lặp.
Lệnh break có thể sử dụng với mọi vòng lặp như vòng lặp for, while và do while, each, ...
Cú pháp break trong js:
1 2 3 | [loop control] break ; [end loop] |
Ráp break vào các vòng lặp:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 | for (loop_control){ break ; } while (condition){ break ; } do { break } while (condition); |
Ví dụ 1: Vòng lặp for lặp từ 1 tới 10 và bị dừng tại vòng lặp thứ 5
1 2 3 4 5 6 7 8 | for ( var i = 1; i <= 10; i++) { document.write(i + " - " ); if (i == 5) { document.write( "Vòng lặp bị dừng" ); break ; } } |
Ví dụ 2: Vòng lặp while bị nhảy ra khỏi vòng lặp khi biến i
chia hết cho 9
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 | var i = 1; while (i <= 1000) { document.write(i + " - " ); if (i % 9 == 0) { document.write( "Vòng lặp bị dừng" ); break ; } i++; } |
2. Lệnh continue trong Javascript
Khác hoàn toàn với lệnh break, lệnh continue trong javascript có tác dụng bỏ qua một bước lặp nào đó, nghĩa là lúc gặp lệnh continue thì tất cả những đoạn code nằm bên dưới sẽ không được thực hiện mà nó sẽ nhảy qua vòng lặp mới luôn.
Cú pháp continue trong js:
1 2 3 | [loop control] continue ; [end loop] |
Ráp continue vào các vòng lặp:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 | for (loop_control){ continue ; } while (condition){ continue ; } do { continue } while (condition); |
Ví dụ 1: Vòng lặp for bỏ qua đoạn code in ra giá trị 5
1 2 3 4 5 6 7 | for ( var i = 1; i <= 10; i++) { if (i == 5) { continue ; } document.write(i + " - " ); } |
Ví dụ 2: Vòng lặp while bỏ qua bước lặp nếu i
chia hết cho 9
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 | var i = 1; while (i <= 100) { if (i % 9 == 0) { i++; continue ; } document.write(i + " - " ); i++; } |
3. Lời kết
Lưu ý: Ngoài vòng lặp for và vòng lặp while ra thì hai lệnh này có thể được dùng với tất cả các vòng lặp khác
Lệnh continue và lệnh break trong javascript giúp cho chương trình có thể hoạt động một cách lắc léo hơn vì vậy nó cũng rất hay được sử dụng, tuy nhiên về mức độ thường xuyên thì lệnh break được sử dụng nhiều hơn lệnh continue.
Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp cả hai lệnh này trong một vòng lặp, trình biên dịch gặp lệnh nào trước thì nó sẽ chạy trước.
0 Nhận xét