Hướng dẫn làm quen giao diện Scratch
Có thể chia giao diện Scratch thành 5 khu vực chính với những nhiệm vụ và chức năng riêng để dễ dàng sử dụng và lập trình.
1. Khung điều khiển
Khung điều khiển có 3 Tab thông tin: Lệnh (Code), Thiết kế (Costumes) và Âm thanh (Sounds).
- Lệnh (Code): Là nơi chứa danh mục các lệnh dùng để lập trình cho các đối tượng trong Scratch. Có nhiều nhóm lệnh trong Scratch bao gồm các lệnh có chức năng giống nhau, mỗi nhóm sẽ được phân biệt bằng một màu khác nhau. Scratch mặc định hiện các nhóm lệnh và lệnh thông dụng, ngoài ra, Scratch còn có 1 số lệnh mở rộng khác, chúng ta có thể thêm các nhóm lệnh này vào bằng cách click chuột vào (Add Extension) ở phía dưới cùng của khung.
- Thiết kế (Costumes): Chứa các thiết kế, các giao diện khác nhau của đối tượng.
- Âm thanh (Sounds): Chứa các âm thanh khác nhau của đối tượng.
2. Cửa sổ lệnh
Cửa sổ lệnh chứa các "lệnh" để điều khiển hoạt động của nhân vật. Chúng ta sẽ kéo các lệnh từ khung điều khiển sang cửa sổ này và lắp ghép các khối lệnh khác nhau để tạo thành một “chương trình” để điều khiển đối tượng.
3. Sân khấu (Stage)
Sân khấu là cửa sổ thể hiện chính của phần mềm Scratch. Sân khấu là nơi biểu diễn của các đối tượng, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau, hiển thị các hiệu ứng đồ họa, ...
Sân khấu là nơi người dùng sẽ tương tác với sản phẩm do chúng ta tạo ra.
Các công cụ dùng tác động vào sân khấu như
phóng to
thu nhỏ
phóng to toàn màn hình
4. Nhân vật - Sprites
Đây là khu vực quản lý các nhân vật của ứng dụng. Tại khu vực này, chúng ta có thể thực hiện các thao tác như tạo thêm nhân vật, chỉnh sửa ngoại hình nhân vật (thay đổi trang phục). Và có thể có nhiều nhân vật, đa dạng về kích thước và chủng loại. Khi lần đầu tiên chạy Scratch, nhân vật chính là chú mèo Scratch.
5. Ảnh nền, phông nền - Backdrop/Background
Backdrop là khu vực quản lý, chỉnh sửa, thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu (stage).
Lưu ý: Đối với Backdrop chúng ta cũng có thể xây dựng những khối lệnh riêng cho nó.
Hướng dẫn sử dụng thanh thực đơn
Thanh thực đơn gồm nhiều tính năng, chủ yếu chúng ta chỉ hay dùng tính năng Tạo mới, Lưu và Mở ứng dụng, còn các tính năng khác rất ít sử dụng. Sau đây là các chức năng chính trên thanh thực đơn trong Scratch:
1. Ngôn ngữ - Languages
Hiện tại, phần mềm Scratch đã hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có Tiếng Việt. Để chuyển sang giao diện ngôn ngữ phù hợp, chúng ta sẽ:
- Chọn biểu tượng quả địa cầu trên thanh thực đơn, phía trên cùng bên tay trái
- Click chuột vào biểu tượng hình mũi tên nhỏ để xem và chọn ngôn ngữ mà chúng ta cần chuyển.
2. Tập tin - File
- New: Tạo mới một ứng dụng
- Save now: Lưu mới một ứng dụng, hoặc lưu khi có sự thay đổi
- Save as a copy: Lưu ứng dụng đang mở với một tên khác
- Load from your computer: Mở một ứng dụng đã có từ máy tính của bạn
- Save to your computer: Lưu ứng dụng về máy tính của bạn
3. Chỉnh sửa - Edit
- Restore: Khôi phục
- Turn on Turbo mode: Bật chế độ tốc độ tối ưu, thường sử dụng cho các ứng dụng lớn, cần xử lý các khối lệnh tính toán đòi hỏi tốc độ cao, như các hàm toán học trong nhóm lệnh Operator hoặc các ứng dụng vẽ, muốn hình vẽ được vẽ xong trong tích tắc.
4 Hướng dẫn - Tutorials
Đây là nơi cung cấp một số hướng dẫn, ví dụ minh họa mà chúng ta có thể tham khảo nhanh về Scratch.
Thanh công cụ - menu bar
và Tài khoản người dùng - Account
Đây là nơi lưu trữ thông tin của người dùng, như trang cá nhân, các chương trình mà người dùng đã làm, các thông tin thiết lập tài khoản, đăng xuất,...
0 Nhận xét