SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM     ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1
TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ             Môn: Vật lí lớp 6
Ngày kiểm tra:  06   / 10  /  2011                    Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)
Câu 1:                          Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là
A. kilômét (km). B. mét (m). C. đềximét (dm). D. centimét (cm).
Câu 2: Một bình chia độ có giới hạn đo là 100cm3 đang chứa 50cm3 nước. Bỏ một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ thì thấy mức nước trong bình dâng lên đến vạch 70cm3. Thể tích của vật trên là 
A. 100cm3. B. 50cm3. C. 70cm3. D. 20cm3.
Câu 3: Trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước Việt Nam đơn vị đo khối lượng là 
A. kilôgam (kg). B. gam (g). C. miligam (mg). D. tấn (t).
Câu 4: Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ nào dưới đây ?
A. Thước dây. B. Xi lanh. C. Cân. D. Bình tràn.
Câu 5: Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ 
A. khối lượng của sữa chứa trong hộp. B. sức nặng của hộp sữa. 
C. khối lượng của hộp sữa. C. sức nặng và khối lượng của hộp sữa. 
Câu 6: Giới hạn đo của bình chia độ là
A. thể tích chất lỏng mà bình đo được.    B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
C. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. D. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
Câu 7: GHĐ và ĐCNN của thanh thước trên là 





A. GHĐ là 10mm và ĐCNN là 2mm. B. GHĐ là 10mm và ĐCNN là 1cm.
C. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm. D. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 2cm.
Câu 8: Mét khối là đơn vị đo của đại lượng vật lý nào dưới đây ?
A. Độ dài. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Thời gian. 

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Hãy kể tên hai dụng cụ đo độ dài và hai dụng cụ cân khối lượng mà em biết ? 
Câu 2:  (1 điểm)
Có mấy cách để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước ? 
Câu 3: (2 điểm)
a) Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì ? 
b) Hai thước có cùng GHĐ; một thước có ĐCNN đến cm và một thước có ĐCNN đến mm. Nếu dùng để đo chiều dài của một vật thì thước nào có kết quả đo chính xác hơn?
Câu 4: ( 2 điểm)
a) Đổi các đơn vị sau: 
1) 2m =…….cm. 2) 3kg = …….g. 3) 100cm = …….m. 4) 1 tấn = …….kg.
b) Xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta làm như sau:  buộc một hòn sỏi vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi vào bình tràn. Phần nước tràn ra ngoài có thể tích là  275cm3. Sau đó người ta đo thể tích hòn sỏi và xác định được 29,5cm3.. Thể tích của quả bóng bàn là bao nhiêu ?