9. Tách riêng chất từ hỗn hợp rượu và nước?

10.  Dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?

11.  Bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết ?


Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử


I. Đơn chất

1. Đơn chất

     Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học

     Đơn chất gồm 

        Đơn chất kim loại: thường dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim. 

        Đơn chất phi kim: không dẫn nhiệt, không dẫn điện và thường không có ánh kim.

       Ví dụ :  
            Sắt (Fe, )Nhôm (Al) , Vàng (Au), ...
            Lưu huỳnh (S), Oxy (O2), than hoạt tính (C), Khí Hydro (H2)

2. Đặc điểm cấu tạo

    Trong đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít lại với nhau và theo một trật tự nhất định.
    Trong đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.

II. Hợp chất

Hợp chất là những chất cấu tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học trở lên


   Hợp chất gồm:

      Hơp chất vô cơ: H2O, NaCl, NaOH, H2SO4, Na2CO3, KMnO4, NaCl, ….

      Hợp chất hữu cơ: CH4, C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO, C6H12O6, …

                 


III. Phân tử

   Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

          Những nguyên tố kim loại: Na, K, Mg, Cu, Al, Fe… là phân tử đơn nguyên tử

         Trong phản ứng hóa học, trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.


Phân tử khối: Phân tử khối là khối lượng một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon

   H2SO4 = (2 x 1) + 32 + (16 x 4) = 98
   O2 = 16 x 2 = 32

Hình ảnh phân tử nước




4. Trạng thái của chất

   + Rắn: các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.

   + Lỏng: các hạt xếp sát nhau và trượt lên nhau.

   + Khí: các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.

      



Bài 7: Bài thực hành 2 


Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac

   - Bỏ một mẩu giấy quỳ tìm đã tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. 

   - Cho nút bông có được tẩm dung dịch amoniac ở đầu ống nghiệm 

   - Đậy ống nghiệm.


   - Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh

   
Giải thích:

Từ bông tẩm dung dịch amoniac, khí amoniac bay ra di chuyển theo các phân tử không khí trong bình tới mẩu giấy quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

       NH3 + H2O → NH4OH

  Video : https://www.youtube.com/watch?v=HHt66JL6JHM


Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước   

   - Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.

   - Lấy một lượng thuốc tím như trên bỏ vào vào cốc nước (2). Cho từ từ, rơi từng mảnh. Để yên cốc (2) không khuấy.

   

   - Ở cốc 1 do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cho cả cốc nước có màu tím.

  - Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm, chỉ những chỗ có thuốc tím có màu tím, nhưng để một thời gian thì cốc nước cũng có màu tím.

   Video : https://www.youtube.com/watch?v=cDEPz8oyu0w