Đề bài
I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy chọn một đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài
Câu 1: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn này:
A.Nóng lên
B. Lạnh đi
C. Ban đầu nóng, sau đó lạnh
D. Không có hiện tượng gì cả
Câu 2: Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi:
A. từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
B. từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
C. từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
D. không theo một quy luật nào cả.
Câu 3: Để đo cường độ dòng điện khoảng 120mA, ta nên chọn ampe kế nào trong các ampe kế sau:
A. Ampe kế có GHĐ là 100mA – ĐCNN là 2mA
B. Ampe kế có GHĐ là 150mA – ĐCNN là 1mA
C. Ampe kế có GHĐ là 15mA – ĐCNN là 0,2mA
D. Ampe kế có GHĐ là 5mA – ĐCNN là 0,05mA
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6 V khi chưa mắc vào mạch.
B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 5: Chọn phát biểu sai:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Câu 6: Chất nào sau đây là chất dẫn điện?
A.Sắt B. Nhựa
C. Thủy tinh D. Cao su
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm): Đổi các đơn vị sau:
a.28 V = …………….kV
b. 0,25 A = …………mA
c.0,024 V = ………...mV
d. 2020 mA = …………A
Câu 8 (2 điểm):
a.Chất dẫn điện là gì? Cho hai ví dụ về chất dẫn điện?
b. Giải thích hiện tượng sau: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị dựng đứng lên?
Câu 9 (2 điểm): Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp), dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc nối tiếp, một ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch.
Câu 10 (1 điểm): Một bóng đèn ghi 12V, được mắc trong mạch điện với hiệu điện thế là U1 = 6V thì cường độ dòng điện là I1, nếu hiệu điện thế đặt vào là U2 = 9V thì cường độ dòng điện là I2. So sánh cường độ dòng điện I1 và I2. Giải thích?
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
1.A | 2.B | 3.B |
4.A | 5.B | 6.A |
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện:
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Cách giải
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Chọn A
Câu 2:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết quy ước chiều dòng điện trong mạch kín.
Cách giải
Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Chọn B
Câu 3:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về GHĐ và ĐCNN:
+ GHĐ là độ lớn lớn nhất mà dụng cụ đo được
+ ĐCNN là độ lớn nhỏ nhất mà dụng cụ đo được.
Cách giải
Để đo cường độ dòng điện 120 mA, nên ta chọn ampe kế phù hợp nhất là ampe kế có GHĐ là 150mA.
Chọn B
Câu 4:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
Cách giải
Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng 0 vì nó chưa được mắc vào mạch điện.
Chọn A
Câu 5:
Phương pháp
Hai vật đẩy nhau khi nhiễm điện cùng dấu.
Hai vật hút nhau khi nhiễm điện trái dấu.
Cách giải
Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau => phát biểu sai là B
Chọn B
Câu 6:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về dòng điện trong kim loại.
Cách giải
Kim loại là chất dẫn điện. => Sắt là chất dẫn điện.
Chọn A
II. TỰ LUẬN
Câu 7:
Phương pháp
1 kV = 1000 V = 1000000 mV
1 A = 1000 mA
Cách giải
a.28 V = 28/1000 = 0,028 kV
b.0,25 A = 0,25.1000 = 250 mA
c.0,024 V = 0,024.1000 = 24 mV
d.2020 mA = 2020/1000 = 2,02 A
Câu 8:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về chất dẫn điện, chất cách điện.
Sử dụng lý thuyết sự nhiễm điện do cọ xát:
+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
+ Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Cách giải
a.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Ví dụ:
+ Kim loại: sắt, nhôm,…
+ Các dung dịch muối.
b.
Vì khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc đã cọ xát vào nhau, kết quả là cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của lược nhựa làm cho nó có khả năng hút được các vật nhé. Trong trường hợp này, vật nhẹ bị hút chính là các sợi tóc. Do đó, tóc bị dựng đứng lên.
Câu 9:
Phương pháp
Quy ước: chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các hạt mang điện dương.
Sơ đồ mạch gồm hai pin nối tiếp, 1 công tắc đóng, 2 đèn mắc nối tiếp, 1 ampe kế đo cường độ mạch chính, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai nguồn.
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Hai nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy):
Công tắc đóng có kí hiệu:
Bóng đèn có kí hiệu:
Cách giải
Câu 10:
Phương pháp
Sử dụng công thức I = U/R
Cách giải
Ta có: I = U/R
=> Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U
Vì U1 = 6 V < U2 = 9 V => I1 < I2
0 Nhận xét