Đề bài


Câu 1: (1 điểm)

   a) Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng?

   b) Dùng một tấm ván để đưa vật lên một chiếc xe tải. Em hãy cho biết tấm ván là ứng dụng của loại máy cơ đơn giản nào?


Câu 2: (1,5 điểm)

   a) Khi nào xuất hiện lực đàn hồi của lò xo?

   b) Một lò xo có chiều dài ban đầu là 10 cm, treo vật vào một đầu lò xo thì lò xo dài 12 cm. Tính độ biến dạng của lò xo?


Câu 3: (2,5 điểm)

   a) Thế nào là trọng lực? Trọng lực có phương chiều như thế nào?

   b) Một quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Em hãy xác định phương và chiều của các lực tác dụng lên sách?


Câu 4: (1 điểm)

Đổi các đơn vị sau:

   a) 3,2 km = …………….m

   b) 620 m = ……………..dm

   c) 85 g = …………kg

   d) 2,4 tạ = ………….g


Câu 5: (1 điểm)

   a) Em hãy cho biết thước có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?

   b) Xác định chiều dài của vật?


Câu 6: (3 điểm)

Cho một quả cầu vào một bình chia độ đang chứa 200 cm3 nước, mực nước dâng lên đến 468 cm3. Em hãy:

   a) Tính thể tích của quả cầu theo đơn vị cm3?

   b) Biết khối lượng của quả cầu là 723,6 g. Hãy tính trọng lượng của quả cầu?

   c) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu? 























Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Máy cơ đơn giản”.

Cách giải

a)

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

- Đòn bẩy: bập bênh, búa nhổ đinh,kéo, …

- Mặt phẳng nghiêng

- Ròng rọc: ròng rọc cố định và ròng rọc động.

b)

Dùng một tấm ván để đưa vật lên một chiếc xe tải là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.

Câu 2:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Lực đàn hồi”.

Cách giải

a)

Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi có lực tác dụng vào lò xo, làm lò xo bị nén hoặc dãn. Lực đàn hồi có nhiệm vụ làm lò xo trở về hình dạng ban đầu.

b)

Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó.

Độ biến dạg của lò xo = ll0=1210=2cm

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Trọng lực – Đơn vị lực”.

Cách giải

a)

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

- Trọng lực có:

+ Phương: thẳng đứng

+ Chiều: hướng từ trên xuống dưới

+ Độ lớn: là trọng lượng của vật.

b)

Có hai lực tác dụng lên quyển sách là:

- Trọng lực: có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

- Lực nâng của bàn: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

Cả hai lực này có cường độ như nhau. Quyển sách nằm yên => Hai lực này là hai lực cân bằng.

Câu 4:

Phương pháp

1 km = 1000 m; 1m = 10 dm

1 kg = 1000 g; 1 tạ = 100 kg

Cách giải

a) 3,2 km = 320 m

b) 620 m = 6200 dm

c) 85 g = 0,085 kg

d) 2,4 tạ = 240000 g

Câu 5:

Phương pháp

- Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Cách giải

a)

Thước có giới hạn đo là 10cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm.

b)

Chiều dài của vật là 4,5 cm.

Câu 6:

Phương pháp

- Vận dụng lý thuyết đo thể tích vật rắn không thấm nước.

- Sử dụng công thức tính trọng lượng: P = 10m

- Sử dụng công thức tính khối lượng riêng: D=mV

Cách giải

a)

Thể tích của quả cầu là:

V=V2V1=468200=268cm3

b)

Đổi 723,6 g = 0,7236 kg

Trọng lượng của quả cầu là:

P = 10m = 10. 0,7236 =7,236 (N)

c)

Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là: