SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Sinh học – Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) 1.1. Nêu đặc điểm hệ hô hấp của Chim bồ câu. 1.2. Nêu những đặc điểm chung của lớp Thú. Câu 2 (2,0 điểm) 2.1. Trong hai hình thức: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính, hình thức nào tiến hóa hơn? Vì sao? 2.2. Sau khi học xong các bộ Thú, bạn Nhật đã sắp xếp các động vật vào các bộ Thú như sau: Bộ Thú Bộ Linh trưởng Bộ gặm nhấm Tên động vật Voọc chà vá chân nâu, Linh dương, Khỉ đột Hải ly, Chuột đồng, Cá nhà táng Bạn Nguyên cho rằng sắp xếp như trên là chưa chính xác. Nếu em là Nguyên thì em sắp xếp lại như thế nào? Câu 3 (3,0 điểm) 3.1. Nêu khái niệm và ý nghĩa cây phát sinh giới động vật. 3.2. Vận dụng: Hãy cho biết: - Thú có nguồn gốc họ hàng gần với Bò sát hay là gần với Cá hơn? - Ruột khoang có nguồn gốc họ hàng gần với Động vật nguyên sinh hay là gần với Chân khớp hơn? Câu 4 (2,0 điểm) 4.1. Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 4.2. Cho thông tin sau: “Vào mùa đông, Nam Cực không nhận được ánh sáng mặt trời và nhiệt độ khoảng −65 °C. Vào mùa hè, phần lớn ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa và nhiệt độ khoảng -25 °C. Do nhận được ít năng lượng mặt trời cộng với độ cao địa hình, làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu. Loài động vật phổ biến ở nơi băng giá này là những chú chim cánh cụt” Bạn Hiếu thắc mắc: “Tại sao Chim cánh cụt có thể thích nghi được với môi trường băng giá khắc nghiệt như vậy?”. Em có thể giải đáp thắc mắc này của bạn Hiếu được không
0 Nhận xét