Đề bài


Câu 1: ( 1đ)

   a)  Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng gồm những dạng nào?

   b) Vật thứ nhất có khối lượng 4kg chuyển động với vận tốc 5km/h; Vật thứ hai có khối lượng 4kg chuyển động với vận tốc 7km/h. Theo em động năng của vật nào lớn hơn? Vì sao?


Câu 2: ( 2đ)

   a) Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa chúng có đặc điểm gì? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

   b) Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã được vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?


Câu 3: ( 2.đ)

   a) Hãy nêu các hình thức truyền nhiệt?

   b) Em hãy đánh dấu vào các ô có các hình thức truyền nhiệt phù hợp trong bảng sau:

Các trường hợp

Dẫn nhiệt

Đối lưu

Bức xạ nhiệt

1. Phơi lương thực dưới ánh nắng mặt trời

 

 

 

2. Dùng khí nóng sấy lương thực

 

 

 

3. Máy điều hòa nhiệt độ trong phòng học

 

 

 

4. Hơ nóng kim châm cứu để làm ấm huyệt

 

 

 


Câu 4: (2đ)

    a) So sánh sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí?

   b) Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? (Vận dụng kiến thức về của các chất sự dẫn nhiệt giải thích).


Câu 5: (2đ)

 Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20oC. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước? (Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K ).


Câu 6: ( 1đ)

Một động cơ hoạt động một ngày là 4 giờ thì trong một tuần  công thực hiện của động cơ là bao nhiêu biết rằng công suất của động cơ là 1700 W?
































Lời giải chi tiết

Câu 1:

a) Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

b) 2 vật có cùng khối lượng, vật 2 có vận tốc lớn hơn nên động năng lớn hơn.

Câu 2:

a) Các chất được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử, giữa chúng có khoảng cách

Nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng.

b) Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

Câu 3:

- Các hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

- Mỗi ý chọn đúng đạt 0,25đ

 + 1 – Bức xạ nhiệt           + 2 – Đối lưu

 + 3 – Đối lưu                   + 4 – Dẫn nhiệt

Câu 4:

a) Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém.

b) Giữa các lớp áo mỏng là lớp không khí, không khí dẫn nhiệt kém, mặc khác vào mùa lạnh nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ bên ngoài, do đó những lớp không khí  ngăn  cản sự truyền nhiệt từ cơ thể ta ra môi trường bên ngoài, tức là giữ cho cơ thể ta được ấm hơn.

Câu 5: Tóm tắt:

m1 = 500g=0,5kg 

V = 2l => m2 = 2kg   

c1 = 880 J/kg.K

c2 = 4200 J/kg.K

t1 = 20oC

t2 = 100oC

Q1 = ? (J)

Q= ? (J)

Q = ?(J)

Giải:

Nhiệt lượng ấm  cần thu vào để ấm nóng lên

Q1= m1.c1 . (t2 – t1) = 0.5. 880.(100 – 20) = 35200 (J)

Nhiệt lượng nước thu vào để nước nóng lên       

Q2 = m2.c2 .(t2 – t1) = 2.4200.(100 – 20) = 672000(J)

Nhiệt lượng cần truyền để đun sôi nước là:

Q = Q1 + Q2 = 35200 + 672000 = 707200 (J)

Đáp số: 707200 J

Câu 6: Công thực hiện của động cơ trong 1 tuần:

P=At

A=P.t=1700.4.7.3600=171.360.000(J)

         Đáp số : 171.360.000 (J)