Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất: 


Câu 1. Trong phép trừ: 56 – 23 =  33, số 56 gọi là:

   A. Hiệu                 

   B. Số bị trừ               

   D. Số trừ


Câu 2. Ngày 28 tháng 10 là thứ hai. Ngày 23 tháng 10 là thứ mấy?

   A. Thứ tư

   B. Thứ năm

   C.  Thứ sáu        


Câu 3. Có mấy đoạn thẳng ở hình dưới đây:

   A. 4 đoạn thẳng

   B. 5 đoạn thẳng

   C. 6 đoạn thẳng


Câu 4. Cho ...9 < 89. 

Số thích hợp điền vào chỗ chấm là : 

   A. 7

   B. 8

   C. 9


Câu 5. Đồng hồ nào chỉ cùng giờ:

   A. Đồng hồ A và đồng hồ D

   B. Đồng hồ A và đồng hồ E

   C. Đồng hồ C và đồng hồ D.


Câu 6. Hình bên có: 

 

   A. 3 hình tam giác và 1 hình tứ giác.

   B. 3 hình tam giác và 2 hình tứ giác.

   C. 4 hình tam giác và 2 hình tứ giác.


II. TỰ LUẬN (7 điểm)


Bài 1(2 điểm) Đặt tính và tính: 

   a) 58 + 29                                 b) 91 – 39 

   c) 52 + 15                                 d) 100 – 71


Bài 2. (1 điểm) Tìm x biết:

   a) 56 – x = 27

   b) x + 18 = 71 – 23


Bài 3. (1 điểm) Điền số hoặc dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm.

   a) 42 + 15 ........... 55

   b) 100 – 67 ......... 43

   c) 8 giờ tối còn gọi là ..... giờ.

   d) Ngày 1 tháng 1 năm 2011 là ngày thứ bảy. Thứ bảy tuần sau đó là ngày ..... tháng .....


Bài 4. (2 điểm) Đoạn thẳng  thứ nhất dài 63dm. Đoạn thẳng thứ hai ngắn hơn đoạn thẳng thứ nhất 14dm. Hỏi đoạn thẳng thứ hai dài bao nhiêu đề-xi-mét?   


Bài 5. (1 điểm) Điền số thích hợp để được phép tính đúng: 

38

+

 

=

 

 

90

 –

 

=

 


































Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. A

3. C

4. A

5. B

6. C

Câu 1. 

Phương pháp:

Xem lại các đại lượng trong phép trừ: số bị trừ, số trừ, hiệu.

Cách giải:

Trong phép trừ: 56 – 23 =  33, số 56 được gọi là số bị trừ, số 23 là số trừ, 33 (hoặc 56 – 23) được gọi là hiệu.

Chọn B.

Câu 2.

Phương pháp:

Đếm ngược lần lượt ngày 27, 26, 25, 24, 23 để tìm các thứ tương ứng.

Cách giải:

Ngày 28 tháng 10 là thứ hai nên ta có:

- Ngày 27 tháng 10 là chủ nhật.

- Ngày 26 tháng 10 là thứ bảy.

- Ngày 25 tháng 10 là thứ sáu.

- Ngày 24 tháng 10 là thứ năm.

- Ngày 23 tháng 10 là thứ tư.

Vậy nếu ngày 28 tháng 10 là thứ hai thì ngày 23 tháng 10 là thứ tư.

Chọn A.   

Câu 3.

Phương pháp:

Quan sát kĩ hình vẽ rồi liệt kê các đoạn thẳng có trong hình vẽ đã cho.

Cách giải:

Hình vẽ đã cho có 6 đoạn thẳng, đó là: AB, AC, AD, BC, BD, CD.

Chọn C.

Câu 4.

Phương pháp:

Lần lượt thay các chữ số 7, 8, 9 vào chỗ chấm rồi so sánh các số với 89.

Cách giải:

Lần lượt thay các chữ số 7, 8, 9 vào chỗ chấm ta có:

79 < 89  (Đúng)

89 < 89  (Sai, vì 89 = 89)

99 < 89  (Sai, vì 99 > 89)

Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là 7.

Chọn A.

Câu 5.

Phương pháp:

Quan sát các đồng hồ đã cho để tìm các đồng hồ chỉ cùng giờ.

Cách giải:

Trong các đồng hồ đã cho, các đồng hồ chỉ cùng giờ là:

- Đồng hồ A và đồng hồ E (cùng chỉ 2 giờ chiều hay 14 giờ).

- Đồng hồ B và đồng hồ D (cùng chỉ 5 giờ chiều hay 17 giờ).

- Đồng hồ C và đồng hồ G (cùng chỉ 3 giờ chiều hay 15 giờ).

Vậy trong các đáp án đã cho, đáp án đúng là đồng hồ A và đồng hồ E.

Chọn B.

Câu 6. 

Phương pháp:

Quan sát hình vẽ đã cho rồi liệt kê các hình tam giác, hình tứ giác có trong hình vẽ.

Cách giải:

Hình đã cho có 2 hình tam giác, đó là: AHD, BHD, BCD, ABD.

Hình đã cho có 2 hình tứ giác, đó là: ABCD và HBCD.

Chọn  C.

II. TỰ LUẬN

Bài 1.

Phương pháp:

- Đặt tính : Viết phép tính sao cho các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Cộng, trừ lần lượt các số từ phải qua trái.

a)+582987                         b)913952

c)+521567                         d)1007129

Bài 2.

Phương pháp:

a) x là số trừ, muốn tìm x ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

b) Tính giá trị vế phải trước, sau đó để tìm x ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết (vì x là số hạng chưa biết).

Cách giải:

a) 56 – x = 27

            x = 56 – 27

            x = 29

b) x + 18 = 71 – 23

    x + 18 = 48

            x = 48 – 18

            x = 30

Bài 3.

Phương pháp:

a, b) Tính giá trị vế trái rồi so sánh với số ở vế phải.

c) Xem lại cách gọi giờ trong ngày.

d) Xem lại cách xem lịch.

Cách giải:

a) Ta có: 42 + 15 = 57. Mà 57 > 55.

    Vậy:  42 + 15 > 55.

b) Ta có: 100 – 67 = 33. Mà 33 < 43.

    Vậy: 100 – 67 < 43.

c) 8 giờ tối còn gọi là 20 giờ.

d) Ngày 1 tháng 1 năm 2011 là ngày thứ bảy. Thứ bảy tuần sau đó là ngày 8 tháng 1.

Bài 4.

Phương pháp:

Để tính độ dài đoạn thẳng thứ hai ta lấy độ dài đoạn thẳng thứ nhất trừ đi 14dm.

Cách giải:  

Đoạn thẳng thứ hai dài số đề-xi-mét là:

63 – 14 = 49 (dm)

Đáp số: 49dm.

Bài 5.

Phương pháp:

Có thể lấy tùy ý các số rồi thực hiện phép cộng hoặc phép trừ rồi điền kết quả vào ô trống.

Cách giải:

Ta có thể điền như sau:

38

+

45

=

83

 

90

 –

54

=

36

Lưu ý: Bài tập này có nhiều đáp án đúng khác nhau, học sinh có thể tùy chọn cách làm đúng.