Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

   A. Vôn                              B. Ôm

   C. Ampe                           D. Oát


Câu 2: Một vật nhiễm điện âm khi

   A. Nhận thêm electron

   B. Mất bớt electron

   C. Nhận thêm điện tích dương

   D. Số điện tích dương bằng số điện tích âm


Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?

   A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch

   B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch

   C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín

   D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng


Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

   A. Dây nhôm                     B. Dây đồng

   C. Ruột bút chì                  D. Thủy tinh


Câu 5: Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là:

   A. 40 V và 70 mA   B. 40 V và 100 mA    

   C. 50 V và 70 mA   D. 30 V và 100 mA


Câu 6: Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do:

   A. một đoạn dây thép

   B. Một đoạn dây đồng

   C. Một đoạn dây nhựa 

   D. Một đoạn dây nhôm


Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện

   A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay

   B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên 

   C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên

   D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.


Câu 8: Điền từ vào chỗ trống :

Mỗi nguyên tử gồm……….. mang điện tích dương và …………… mang điện tích âm.


II. TỰ LUẬN


Câu 9: Nếu 5 tác dụng của dòng điện. Trình bày tác dụng từ của dòng điện?


Câu 10:

   a) Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào?

   b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tác đóng và một am pe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch.


Câu 11: Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ sau (hình vẽ).

   a) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13

   b) Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23 































Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1-A

2-A

3-A

4-D

5-A

6-C

7-D

Câu 1:

Phương pháp: 

Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn

Cách giải:

Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn

Chọn A.

Câu 2:

Phương pháp:

Một vật nhiễm điện nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

Cách giải:

Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron.

Câu 3:

Phương pháp:

Hiệu điện thế chính là số đo sự chênh lệch về điện của hai điểm hay hai vậ.

Cách giải:

Hiệu điện thế chính là số đo sự chênh lệch về điện của hai điểm hay hai vật. 

Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch không có chênh lệch về điện nên có U = 0

Chọn A.

Câu 4:

Phương pháp:

Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện.

Vật liệu cách điện là: thủy tinh, gỗ khô, cao su, nhựa…

Cách giải:

Vật liệu cách điện là: thủy tinh, gỗ khô, cao su, nhựa…

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp:

Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là: 40V và 70mA

Cách giải:

Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là: 40V và 70mA

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Các vật không dẫn điện (cách điện) không chứa các electron tự do.

Ví dụ: Cao su, gỗ khô, thủy tinh, nhựa…

Cách giải:

Các vật không dẫn điện (cách điện) không chứa các electron tự do.

Ví dụ: Cao su, gỗ khô, thủy tinh, nhựa…

Chọn C.

Câu 7:

Phương pháp:

Dòng điện đi qua cơ thể động vật có thể gây co cơ, tổn thương tim và hệ thần kinh, đó là tác dụng sinh lý của dòng điện.

Cách giải:

Dòng điện đi qua cơ thể động vật có thể gây co cơ, tổn thương tim và hệ thần kinh, đó là tác dụng sinh lý của dòng điện.

Chọn D.

Câu 8:

Phương pháp:

Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.

Cách giải:

Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.

II. TỰ LUẬN

Câu 9:

Phương pháp:

+ Năm tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng quang, tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học.

+ Tác dụng từ: Dòng điện có thể tác dụng lực hút, đẩy lên kim nam châm giống như 1 kim nam châm. Nên ta nói dòng điện có tác dụng từ. Tác dụng này của dòng điện được ứng dụng trong chuông điện, nam châm điện.

Cách giải:

+ Năm tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng quang, tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học.

+ Tác dụng từ: Dòng điện có thể tác dụng lực hút, đẩy lên kim nam châm giống như 1 kim nam châm. Nên ta nói dòng điện có tác dụng từ. Tác dụng này của dòng điện được ứng dụng trong chuông điện, nam châm điện.

Câu 10:

Phương pháp:

a) Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampe kế, mắc nối tiếp trong mạch, cực dương nối với cực dương của nguồn, cực âm nối về phía cực âm của nguồn điện.

b) Vẽ sơ đồ mạch.

Cách giải:

a) Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampe kế, mắc nối tiếp trong mạch, cực dương nối với cực dương của nguồn, cực âm nối về phía cực âm của nguồn điện.

b) Sơ đồ mạch điện:

Câu 11:

Phương pháp:

Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp ta có:  U13 = U12 + U23

Cách giải:  

Tóm tắt:

Cho đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp

a) U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. U13 = ?

b) U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. U23 = ?

Bài giải:

Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp ta có: 

U13=U12+U23

a) Ta có: U13=U12+U23=2,4+2,5=4,9V

b) Ta có: