Đề bài

I. Trắc nghiệm (2đ ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời Đúng


Câu 1. Chọn câu đúng trong các câu sau.Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc khi :

   A. góc tới bằng 450 .                

   B. góc tới gần bằng 900 .

   C. góc tới bằng 00 .                  

   D. góc tới có giá trị bất kì.


Câu 2. A’B’ là ảnh của AB qua TKHT có tiêu cự f, ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa d và f ?

   A. d = f                  

   B. d = 2f                

   C. d > f          

   D. d < f


Câu 3. Khi chiếu chùm ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ, ở phía sau tấm lọc màu ta thu được ánh sáng gì?

   A. Màu đỏ.            

   B. Màu xanh.         

   C. Màu ánh sáng trắng . 

   D. Màu gần như đen


Câu 4. Chọn cách làm đúng trong các cách sau để tạo ra ánh sáng trắng .

   A. Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau .

   C. Nung chất rắn đến hàng ngàn độ

   B. Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau .

   D. Cả ba cách làm đều đúng .


II. Tự Luận (8 đ )


Câu 1: So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh?


Câu 2: Hãy nêu các tác dụng của ánh sáng ? Cho ví dụ ?


Câu 3: Nam bị cận có điểm cực viễn CV cách mắt 115 cm . Hải cũng bị cận nhưng có điểm cực viễn CV cách mắt 95 cm.

   a) Hỏi ai bị cận năng hơn ? Vì sao?

   b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính gì , có tiêu cự bao nhiêu ?


Câu 4: Một người dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ cao h = 0,6 cm , đặt cách kính lúp một khoảng d = 10 cm thì thấy ảnh của nó cao h’ = 3 cm .

   a) Hãy dựng ảnh của vật đó qua kính lúp (không cần đúng tỷ lệ) và cho biết tính chất của ảnh ? 

   b) Tính tiêu cự f của kính lúp ?

   c) Dịch chuyển kính lúp về phía vật một khoảng 2,5 cm, hãy xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh ? 





























Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm

1.C         2.B           3.D         4.D

Câu 1:

Phương pháp:

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi chiếu xiên qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Ánh sáng đi thẳng khi chiếu vuông góc với mặt phân cách, tức là góc tới bằng 00.

Cách giải:

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi chiếu xiên qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Ánh sáng đi thẳng khi chiếu vuông góc với mặt phân cách, tức là góc tới bằng 00.

Chọn C

Câu 2:

Phương pháp:

Gọi d là khoảng cách từ vật đến kính; f là tiêu cực của thấu kính hội tụ. Các trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ:

-  Nếu d < f : ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

- Nếu d = f : ảnh thật, ở rất xa

- Nếu d > f : ảnh thật, ngược chiều vật

  + f < d < 2f: ảnh lớn hơn vật

  + d = 2f : ảnh bằng vật

  + d > 2f : ảnh nhỏ hơn vật

Cách giải:

Ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB vậy A’B’ là ảnh thật, lớn bằng vật.

Từ lí thuyết về các trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ thì vật ở vị trí có: d = 2f.

Chọn B

Câu 3:

Phương pháp:

Dựa vào sự hấp thụ và phản xạ có lọc lựa của các vật. Vật màu nào thì phản xạ tốt ánh sáng màu đó và hấp thụ tốt các màu còn lại.

Cách giải:

Vật màu nào thì phản xạ tốt ánh sáng màu đó và hấp thụ tốt các màu còn lại.

Tấm lọc màu đỏ chỉ cho ánh sáng đỏ đi qua, nên khi chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc thì tấm lọc gần như hấp thụ hết ánh sáng xanh, vì vậy sau tấm lọc thi được màu gần như đen.

Chọn D

Câu 4:

Phương pháp:

Để tạo ra ánh sáng trắng thì ta có thể trộn các màu đỏ, lục, lam một cách phù hợp hoặc trộn tất cả các ánh sáng từ đỏ đến tím có trong ánh sáng trắng để tạp ra ánh sáng trắng. Các vật rắn được nung nóng đến hàng ngàn độ cũng phát ra ánh sáng trắng.

Cách giải:

Để tạo ra ánh sáng trắng thì ta có thể trộn các màu đỏ, lục, lam một cách phù hợp hoặc trộn tất cả các ánh sáng từ đỏ đến tím có trong ánh sáng trắng để tạp ra ánh sáng trắng. Các vật rắn được nung nóng đến hàng ngàn độ cũng phát ra ánh sáng trắng.

Chọn D

II. Tự luận

Câu 1:

Phương pháp:

- Điểm giống nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh: 
  + Thể thủy tinh và vật kính đều là thấu kính hội tụ 
  + Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh 
- Điểm khác nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh ; 
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện ra trên màng lưới. Mặt khác, thể thủy tinh có thể phồng lên xẹp xuống giúp thay đổi độ cong, thay đổi độ tụ của nó. Còn vật kính của máy ảnh chỉ có 1 giá trị độ tụ xác định.

Cách giải:

- Điểm giống nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh: 
  + Thể thủy tinh và vật kính đều là thấu kính hội tụ 
  + Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh 
- Điểm khác nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh ; 
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện ra trên màng lưới. Mặt khác, thể thủy tinh có thể phồng lên xẹp xuống giúp thay đổi độ cong, thay đổi độ tụ của nó. Còn vật kính của máy ảnh chỉ có 1 giá trị độ tụ xác định.

Câu 2:

Phương pháp:

Các tác dụng của ánh sáng: tác dụng nhiệt; tác dụng sinh học; tác dụng quang, tác dụng hóa học

Cách giải:

Các tác dụng của ánh sáng: tác dụng nhiệt; tác dụng sinh học; tác dụng quang, tác dụng hóa học

 + Tác dụng nhiệt : ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên.

 + Tác dụng sinh học: ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi chất ở các sinh vật.

 + Tác dụng quang điện của ánh sáng: ánh sáng tác dụng lên pin quang điện biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

 + Tác dụng hóa học: ánh sáng có thể kích thích một số phản ứng hóa học

Câu 3:

Phương pháp:

Cận thị là tật của mắt mà khoảng nhìn rõ hữu hạn trước mắt, điểm cực cận và cực viễn của mắt gần mắt hơn so với người bình thường.

- Người nào có điểm cực cận càng gần mắt thì bị cận càng nặng.

- Để khắc phục người đó cần đeo thấu kính phân kì (kính cận) có tiêu cự bằng khoảng cực viễn của mắt.

Cách giải:

a) Hải cận thị nặng hơn Nam vì : Điểm cực viễn của Hải gần mắt hơn Nam .

b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính cận (TKPK)

  + f = 115 cm (với Nam)

  + f = 85 cm (với Hải)

Câu 4:

Phương pháp:

a) Vẽ ảnh của vật qua kính lúp ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

b) Từ hình vẽ, sử dụng tính chất đồng dạng của tam giác hoặc công thức thấu kính

 1d+1d=1f      k=dd

 c) Dịch chuyển kính lúp về phía vật thì khoảng cách vật – tk gần hơn: d1 = 10 – 2,5 = 7,5 cm. Áp dụng tính chất đồng dạng của tam giác hoặc công thức thấu kính để xác định vị trí, tính chất ảnh.

Cách giải:

a)


Vẽ ảnh của vật qua kính lúp ảnh là ảnh ảo , cùng chiều với vật và lớn hơn vật .

 b) 

- Xét  ∆ABO và tam giác ∆A’B’O

Có:

A^=A^=900;AOB^=AOB^ (góc chung)

Nên ∆ABO ~ ∆A’B’O

Ta có các tỉ số đồng dạng:

ABAB=AOAOhh=dd

- Xét ∆OIF’ và ∆A’B’F’

Có: 

IFO^=BFA^;O^=A^=900

Nên ∆OIF’ ~ ∆A’B’F’ .

Ta có tỉ số đồng dạng: 

OIAB=OFFA

ABAB=OFOA+OF

dd=fd+f

Thay số từ đề bài ta có:

hh=dd

d=h.dh=3.100,6=50cmdd=ff+d1050=ff+50

10f+10.50=50f500=40ff=12,5cm

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính : d’ = 50cm

Tiêu cự của kính lúp có độ lớn bằng 12,5cm

c)

Dịch chuyển kính lúp về phía vật một khoảng 2,5cm, nên khoảng cách từ vật đến thấu kính là :

d2 = 10 – 2,5 = 7,5 (cm)

- Xét  ∆ABO và tam giác ∆A’B’O

Có: A^=A^=900;AOB^=AOB^ (góc chung)

Nên ∆ABO ~ ∆A’B’O

Ta có các tỉ số đồng dạng:

ABAB=AOAOhh=dd

- Xét ∆OIF’ và ∆A’B’F’

Có:  IFO^=BFA^;O^=A^=900

Nên ∆OIF’ ~ ∆A’B’F’ .

Ta có tỉ số đồng dạng: 

OIAB=OFFA

ABAB=OFOA+OF

dd=fd+f

Thay số từ đề bài ta có:

dd=ff+d7,5d=12,512,5+d

7,5d+12,5.7,5=12,5d12,5.7,5=4dd=18,75cmhh=dd

h=d.hd=18,75.0,67,5=1,5cm

Vậy ảnh của vật cách kính lúp 18,75 cm .

Ảnh là ảnh ảo vì d2 = 7,5 cm < f = 12,5 cm, độ cao ảnh của vật là 1,5 cm.