Đề bài
Câu 1: Oxit là:
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
D. Hợp chất của các nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác
Câu 2: Oxit axit là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazo và dung dịch axit
D. Những oxit chỉ tác dụng với muối
Câu 3: Dãy chất gồm các oxit axit là:
A. CO2, SO2, NO, P2O5
B. CO2, SO3, Na2O, NO2
C. SO2, P2O5, CO2, SO3
D. H2O, CO, NO, Al2O3
Câu 4: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90% là Fe3O4 bằng khí hidro. Khối lượng sắt thu được là:
A. 0,378 tấn
B. 0,156 tấn
C. 0,126 tấn
D. 0,467 tấn
Câu 5: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hidro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO2
Câu 6: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A. CO2
B. P2O5
C. Na2O
D. MgO
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là:
A. CaO và CO
B. CaO và CO2
C. CaO và SO2
D. CaO và P2O5
Câu 8: Hòa tan hết 12 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
A. 0,8M
B. 0,6M
C. 0,4M
D. 0,2M
Câu 9: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là:
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Câu 10: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al
D. Fe, Zn, Ag
Câu 11: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. Mg
B. CaCO3
C. MgCO3
D. Na2SO3
Câu 12: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:
A. Dung dịch không màu
B. Dung dịch có màu lục nhạt
C. Dung dịch có màu xanh lam
D. Dung dịch màu vàng nâu
Câu 13: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. Bari oxit và axit sunfuric loãng
B. Bari hidroxit và axit sunfuric loãng
C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
D. Bari clorua và axit sunfuric loãng
Câu 14: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là:
A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím
B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3
C. Dùng quỳ tím và dung dịch NaOH
D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein
Câu 15: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí H2. Dẫn khí hidro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X, Y lần lượt là:
A. Ca, Cu
B. Ag, Cu
C. Hg, Ca
D. Ag, Cu
Câu 16: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 2,5 lít
B. 0,25 lít
C. 3,5 lít
D. 1,5 lít
Câu 17: Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:
A. 250 ml
B. 400 ml
C. 500 ml
D. 125 ml
Câu 18: Câu 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 61,9% VÀ 38,1%
B. 63% và 37%
C. 61,5% và 38,5%
D. 65% và 35%
Câu 19: Dung dịch axit clohidric tác dụng với đồng (II) hidroxit thành dung dịch màu:
A. Vàng đậm
B. Đỏ
C. Xanh lam
D. Da cam
Câu 20: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan
B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra
Câu 21: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với axit clohidric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc)
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 11,2 lít
D. 22,4 lít
Câu 22: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối clorua là:
A. 16,25 gam
B. 15,25 gam
C. 17,25 gam
D. 16,2 gam
Câu 23: Cho 8 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe, Mg lần lượt là:
A. 70% và 30%
B. 60% và 40%
C. 50% và 50%
D. 80% và 20%
Câu 24: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:
A. CO2, SO2, P2O5, Fe2O3
B. Fe2O3, SO2, SO3, MgO
C. P2O5, CO2, Al2O3, SO3
D. P2O5, CO2, CuO, SO3
Câu 25: Nhóm bazo vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch KOH
A. Ba(OH)2 và NaOH
B. NaOH và Cu(OH)2
C. Al(OH)3 và Zn(OH)2
D. Zn(OH)2 và Mg(OH)2
Câu 26: Có những bazo Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazo làm quì tím hóa xanh là:
A. Ba(OH)2, Cu(OH)2
B. Ba(OH)2, Ca(OH)2
C. Mg(OH)2, Ca(OH)2
D. Mg(OH)2, Ba(OH)2
Câu 27: Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho:
A. K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
B. K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH
C. K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2
D. K2CO3 tác dụng với dung dịch NaNO3
Câu 28: Dùng 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Gía trị bằng số của V là:
A. 0,896 lít
B. 0,448 lít
C. 8,96 lít
D. 4,48 lít
Câu 29: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:
A. 6,4 gam
B. 9,6 gam
C. 12,8 gam
D. 16 gam
Câu 30: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Na2CO3
B. KCl
C. NaOH
D. NaNO3
Câu 31: Hiện tượng quan sát được khi cho một ít Na vào nước là:
A. Mẩu Na vo tròn chạy quanh trên bề mặt dung dịch và tan dần
B. Dung dịch có màu xanh
C. Mẩu Na chìm trong dung dịch
D. Không có khí thoát ra
Câu 32: Để nhận biết các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4, FeSO4 đựng trong các bình riêng rẽ, người ta có thể dùng
A. Dung dịch NaCl
B. Dung dịch NaOH
C. Qùy tím
D. Sn
Câu 33: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3 tạo ra Ag và Cu(NO3)2 được gọi là phản ứng:
A. cộng
B. hóa hợp
C. thay thế
D. trao đổi
Câu 34: Để phân biệt 3 chất bột màu trắng: CaCO3, nhôm và NaCl người ta có thể chỉ sử dung:
A. Nước và dung dịch NaOH
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch phenolphtalein
D. Dung dịch Na2SO4
Câu 35: Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 loãng có mặt giấy đo độ pH người ta nhận xét trị số pH như sau:
A. Tăng
B. Gỉam
C. Không đổi
D. Giảm đến một trị số nào đó rồi tăng
Câu 36: Trộn V1 ml dung dịch NaOH 1,2M với V2 dung dịch NaOH 1,6M. Để tạo ra dung dịch NaOH 1,5M thì tỉ lệ V1 : V2 sẽ là:
A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 1 : 3
D. 2 : 1
Câu 37: Câu 12 gam Mg tan hết trong 600 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thì
A. Mg còn
B. H2SO4 còn
C. H2SO4 còn 0,1 mol
D. Mg còn 0,1 mol
Câu 38: Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định được
Câu 39: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:
A. 1,08 gam
B. 5,34 gam
C. 6,42 gam
D. 5,4 gam
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam Al, Mg vào bình đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7 gam. Khối lượng của nhôm là:
A. 5,8 gam
B. 2,4 gam
C. 2,7 gam
D. 5,4 gam
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Oxit là Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
Đáp án C
Câu 2:
Oxit axit là Những oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước
Đáp án B
Câu 3:
Đáp án C
Câu 4:
Khối lượng Fe3O4 có trong 0,58 tấn quặng sắt là:
0,58 . 90% = 0,522 tấn
Ta có phương trình:
Fe3O4 + 4H2 → Fe + 4H2O
Câu 5:
Gọi công thức phân tử của oxit sắt là FexOy. Ta có phương trình hóa học:
FexOy + yH2 → xFe + yH2O
n Fe = 5,6 : 56 = 0,1 mol
m O có trong 7,2 gam oxit sắt là: 7,2 – 5,6 = 1,6 gam
n O = 1,6 : 16 = 0,1 mol
Ta nhận thấy: n O : n Fe = 0,1 : 0,1 = 1 : 1
=> Chất cần tìm là FeO
Đáp án A
Câu 6:
Na2O + H2O → 2NaOH
Đáp án C
Câu 7:
CaCO3 → CaO + CO2
Đáp án B
Câu 8:
n NaOH = 12 : 40 = 0,3 mol
Nồng độ mol của NaOH là: 0,3 : 0,5 = 0,6 M
Đáp án B
Câu 9:
Khối lượng mol của oxit trên là: 16 : 28,57% = 56
Công thức của oxit trên có dạng XO
=> Khối lượng mol của X là: 56 – 16 = 40 đvC
X là Ca
Đáp án A
Câu 10:
Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học sẽ có khả năng tác dụng được với axit loãng
Đáp án C
Câu 11:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Đáp án A
Câu 12:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Dung dịch có màu xanh lam
Đáp án C
Câu 13:
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + H2O + CO2
Đáp án C
Câu 14:
* Cho BaCl2 tác dụng lần lượt với các chất trong dung dịch trên. Chất thu được kết tủa sau phản ứng là H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Còn lại 2 axit là: HCl, HNO3
Cho 2 axit trên tác dụng với dung dịch AgNO3. Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Axit còn lại, không có hiện tượng là HNO3
Đáp án B
Câu 15:
Ca + HCl → CaCl2 + H2
H2 + CuO → Cu + H2O
Đáp án A
Câu 16:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
n MgCO3 = 21 : 84 = 0,25 mol
n HCl = 2 n MgCO3 = 0,25 . 2 = 0,5 mol
=> V HCl = 0,5 : 2 = 0,25 lít
Câu 17:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
n NaOH = 0,5 . 1 = 0,5 mol
n H2SO4 = n NaOH = 0,5 mol
V H2SO4 = 0,5 : 2 = 0,25 lít
Đáp án A
Câu 18:
Ta có phương trình hóa học:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Cu + H2SO4 → Không phản ứng
n H2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
n Zn = n H2 = 0,1 mol
=> m Zn = 0,1 . 65 = 6,5 gam
% m Zn = 6,5 : 10,5 . 100% = 61,9%
%m Cu = 38,1 %
Đáp án A
Câu 19:
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
=> Tạo dung dịch màu xanh lam
Đáp án C
Câu 20:
Đáp án C
Câu 21:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
n Fe = 5,6 : 56 = 0,1 mol
n H2 = n Fe = 0,1 mol
=> V H2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít
Đáp án B
Câu 22:
Ta có phương trình hóa học:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
n Fe = 5,6 : 56 = 0,1 mol
n Cl2 = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
Ta nhận thấy: 0,1 : 2 < 0,25 : 3
=> Sau phản ứng Fe phản ứng hết, Cl2 còn dư
n FeCl3 = n Fe = 0,1 mol
=> m FeCl3 = 0,1 . 162,5 = 16,25 gam
Đáp án A
Câu 23:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
n H2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
Gọi n Fe, n Mg lần lượt là x, y mol
=> 56x + 24y = 8
x + y = 0,2
=> x = y = 0,1 mol
m Fe = 0,1 . 56 = 5,6 gam
%m Fe = 5,6 : 80 . 100% = 70%
%m Mg = 30%
Đáp án A
Câu 24:
Đáp án C
Câu 25:
Đáp án C
Câu 26:
Đáp án B
Câu 27:
K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2KOH
Đáp án A
Câu 28:
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O
n Ba(OH)2 = 400 : 1000 . 1 = 0,4 mol
n SO2 = n Ba(OH)2 = 0,4 mol
V SO2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 lít
Đáp án C
Câu 29:
Cu(OH)2 CuO + H2O (1)
CuO + H2 Cu + H2O (2)
n Cu(OH)2 = 19,6 : (64 + 17. 2) = 0,2 mol
(1) n CuO = n Cu(OH)2 = 0,2 mol
(2) n Cu = n CuO = 0,2 mol
=> m Cu = 0,2 . 64 = 12,8 gam
Đáp án C
Câu 30:
Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3
=> Kết tủa trắng
Đáp án A
Câu 31:
Đáp án A
Câu 32:
- Cho dung dịch NaOH tác dụng lần lượt với các chất trên. Chất tác dụng với NaOH cho kết tủa trắng xanh => FeSO4
Các chất còn lại là: BaCl2, KNO3, Na2SO4. Cho FeSO4 tác dụng với các chất trên. Chất nào sau phản ứng xuất hiện kết tủa là BaCl2
BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 + FeCl2
Còn lại KNO3, Na2SO4. Cho 2 chất trên tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tìm được. Chất nào sau phản ứng thu được kết tủa là Na2SO4.
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
Còn lại KNO3
Đáp án B
Câu 33:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Phản ứng này là phản ứng thế
Đáp án C
Câu 34:
Hòa tan nước vào các chất trên CaCO3, Al, NaCl. Chất nào tan trong nước là NaCl
2 chất rắn còn lại là: CaCO3, Al.
Cho 2 chất rắn trên vào NaOH. Chất tan trong NaOH tạo khí bay lên là Al
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Đáp án A
Câu 35:
Đáp án A
Câu 36:
n NaOH = 1,2. V1
n NaOH = 1,6 . V2
n NaOH sau khi pha trộn = 1,2V1 + 1,6V2
Ta có phương trình:
(1,2V1 + 1,6V2) : (V1 + V2) = 1,5
=>V1 = 3 V2
Đáp án C
Câu 37:
n Mg = 12 : 24 = 0,5 mol
n H2SO4 = 0,6 . 1 = 0,6 mol
Ta có phương trình:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
=> Sau phản ứng H2SO4 dư
Đáp án B
Câu 38:
Đáp án A
Câu 39:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
n Cl2 = 4,26 : 71 = 0,06 mol
n Al = 2/3 n Cl2 = 0,04 mol
=> m Al = 0,04 . 27 = 1,08 gam
Đáp án A
Câu 30:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (I)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (II)
Gọi số mol của Mg, Al lần lượt là x, y (mol)
Tổng khối lượng của 2 kim loại là: 24x + 27y = 7,8 (*)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, sau phản ứng khối lượng tăng lên 7 gam
=> Khối lượng hidro sinh ra sau phản ứng là: 7,8 – 7 = 0,8 gam
=> n H2 = 0,8 : 2 = 0,4 (mol)
=> 3x + y = 0,4 (**)
Từ (*) và (**) => x = 0,1 mol; y = 0,1 mol
m Al = 0,1 . 27 = 2,7 gam
Đáp án B
0 Nhận xét