Đề bài


I. TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì

A. Khí oxi giãn nở vì nhiệt nhiều hơn khí hydro
B. Khí ni tơ giãn nở vì nhiệt nhiều nhất
C. Khí ô xi giãn nở vì nhiệt ít nhất

D. Cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau.


Câu 2: Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do là để

A. Tôn không bị thủng nhiều lỗ 
B. Tiết kiệm đinh
C. Tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 

D. Tiết kiệm thời gian

 

Câu 3: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào

A. Sự ngưng tụ
B. sự bay hơi              
C. sự đông đặc

D. bay hơi hoặc đông đặc


Câu 4: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì

A. Nước trong cốc thấm ra ngoài
B. Nước trong không khí tụ trên thành cốc
C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài

D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành nước


Câu 5: Khi sử dụng pa-lăng như hình vẽ bên để kéo vật có khối lượng m = 50kg thì lực kéo F sẽ là:

 

   A. 250 N                                B. 100 kg

   C. 5000 N                              D. 50 kg


Câu 6: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là

A. Rắn, lỏng, khí.       B. Khí , lỏng, rắn.

C. Lỏng, khí, rắn        D. Lỏng, rắn, khí


Câu 7: Khi đúc nồi nhôm, các quá trình xảy ra là

A. Lỏng – rắn
B. Lỏng – rắn – lỏng
C. Rắn – lỏng- rắn  

D. rắn – lỏng


Câu 8: Khi nói về sự nóng chảy, câu kết luận không đúng là:

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.
B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác
C. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

D. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi


Câu 9: Thông thường nước sôi ở 1000C nhưng ta có thể đun sôi nước ở nhiệt độ thấp hơn 1000C trong điều kiện

A. Áp suất cao
B. Áp suất thấp                      
C. Áp suất tiêu chuẩn 

D. Ở độ cao ngang với mực nước biển


Câu 10: Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình
B. Các bọt khí nổi lên
C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra

D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước


Câu 11: Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là

   A. 1000C                     B. 420C   

   C. 370C                       D. 200C


Câu 12: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để

A. Đo nhiệt độ             B. Đo khối lượng

C. Đo thể tích              D. Đo lực


Câu 13: Rượu đựng trong chai, khi mở nắp sẽ cạn dần là do

A. Ngưng tụ nhiều
B. Bay hơi nhiều, ngưng tụ ít 
C. bay hơi nhiều

D. ngưng tụ nhiều, bay hơi ít


Câu 14: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì

A. Khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi
B. Khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm
C. Khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên

D. Khối lượng và thể tích của vật cùng giảm


Câu 15: Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở là vì

A. Chiều dài của thanh ray không đủ
B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn
C. Khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra 

D. Không thể hàn hai thanh ray được


Câu 16: Các bình ở hình vẽ dưới đây đều chứa cùng một lượng nước được đặt trong cùng một phòng kín có cùng nhiệt độ thì tốc độ bay hơi của nước

A. Trong bình A nhanh nhất
B. Trong bình B nhanh nhất
C. Trong bình C nhanh nhất

D. Trong 3 bình như nhau


Câu 17: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố

A. Khối lượng chất lỏng.
B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng
C. Diện tích và áp suất trên mặt thoáng chất lỏng 

D. Áp suất trên mặt chất lỏng


Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp liên quan đến sự đông đặc là

A. Đúc tượng đồng
B. Sự tạo thành sương mù
C. Làm muối

D. Chưng cất rượu


Câu 19: Khi làm nước đá, các quá trình chuyển thể xảy ra là

A. Rắn – lỏng
B. Lỏng – rắn – lỏng              
C. lỏng – rắn

D. rắn – lỏng – rắn


Câu 20: Nhiệt kế trong hình dưới đây có thể đo được nhiệt độ nhỏ thấp là:

 

   A. 200C                                   B. -200C

   C. từ 200C đến 500C               D. 00





































Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Do đó, trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau

Chọn D.

Câu 2:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh 1 đầu vì tôn nở vì nhiệt nhiều, nên cần để lại 1 đầu không đóng đinh để tấm tôn có chỗ dãn nở khi nhiệt độ thay đổi.

Cách giải:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh 1 đầu vì tôn dãn nở vì nhiệt nhiều, nên cần để lại 1 đầu không đóng đinh để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Cách giải:

Khi làm muối, người ta phơi nước biển dưới nắng để nước bay hơi, để lại muối.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Cách giải:

Bên ngoài cốc nước đá có nước do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp:

Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực.

Trọng lượng của vật: P = 10.m

Cách giải:

Ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi phương của lực tác dụng. Mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực.

Pa lăng trên hình có 1 ròng rọc động, vậy cần tác dụng một lực chỉ bằng 0,5 lần trọng lượng vật. Mà: 



Nên lực tác dụng: F=12.P=0,5.500=250N

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Các chất khác nhau nở dãn nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều là: rắn, lỏng, khí.

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Cách giải:

Khi đúc tượng đồng, ta nấu chảy đồng, đổ vào khuôn đúc để đồng lỏng nguội đi và đông đặc lại thành thể rắn. Vậy đồng ở các thể: rắn – lỏng – rắn.

Chọn C.

Câu 8:

Phương pháp:

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau


Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Cách giải:

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.

Vậy khi nói về sự nóng chảy, câu kết luận không đúng là: Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác.

Chọn B.

Câu 9:

Phương pháp:

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất. Đối với nước, ở áp suất chuẩn, nước sôi ở 1000C, khi áp suất thấp, nước có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.

Cách giải:

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất. Đối với nước, ở áp suất chuẩn, nước sôi ở 1000C. Khi ở áp suất thấp, nước có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.


Chọn B.

Câu 10:

Phương pháp:

Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Cách giải:

Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp:

Nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người. Nhiệt độ người bình thường là 370C. Nhiệt độ này được đánh màu đỏ trên nhiệt kế y tế để cho biết người có thân nhiệt bình thường.

Cách giải:

Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là 370C

Chọn C.

Câu 12:

Phương pháp:

Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.

Cách giải:

Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.

Chọn A.

Câu 13:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.


Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ diễn ra liên tục trên bề mặt chất lỏng.

Cách giải:

Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ diễn ra liên tục trên bề mặt chất lỏng. Rượu trong chai mở nắp cạn dần do sự bay hơi diễn ra nhiều hơn sự ngưng tụ.

Chọn B.

Câu 14:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhưng khối lượng không thay đổi.

Cách giải:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhưng khối lượng không thay đổi.

Nên khi làm lạnh một vật rắn, khối lượng không đổi, thể tích giảm.

Chọn B.

Câu 15:

Phương pháp:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Cách giải:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, vì vậy chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dài ra. Phần tăng chiều dài sẽ làm khe hở nhỏ lại. Nếu để các thanh ray khít nhau thì khi thanh nở dài ra sẽ làm cong đường ray.


Chọn C.

Câu 16:

Phương pháp:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Cách giải:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Vì bình B có diện tích mặt thoáng lớn nhất nên tốc độ bay hơi lớn nhất.

Chọn B.

Câu 17:

Phương pháp:

Mỗi chất lỏng có nhiệt độ sôi nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Cách giải:

Mỗi chất lỏng có nhiệt độ sôi nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Chọn D.

Câu 18:

Phương pháp:

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn.

Cách giải:

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. Được ứng dụng trong việc đúc tượng.

Chọn A. 

Câu 19:

Phương pháp:

Khi làm nước đá, nước lỏng chuyển sang thể rắn.

Cách giải:

Khi làm nước đá, nước lỏng chuyển sang thể rắn.

Chọn C.

Câu 20:

Phương pháp:

Nhiệt kế này có thể đo nhiệt độ thấp nhất là -200C.

Cách giải:

Nhiệt kế trong hình có thể đo nhiệt độ thấp nhất là -200C. 

Chọn B.