Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic?
A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên
B. Sản xuất vôi sống
C. Sản xuất vôi tôi
D. Quang hợp của cây xanh
Câu 2: Cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo chiều tính kim loại giảm dần?
A. Na, Mg, Al, K
B. K, Na, Mg, Al
C. Al, K, Na, Mg
D. Mg, K, Al, Na
Câu 3: Cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo chiều tính phi kim tăng dần
A. As, P, N, O, F
B. O,F,N, As, P
C. F, O, As, P, N
D. N, P, F, O, As
Câu 4: Chí C2H2 có lẫn CO2, SO2 và hơi nước. Để thu C2H2 tinh khiết có thể dùng cách nào sau đây là tốt nhất?
A. Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư
B. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước brom dư
C. Cho hỗn hợp qua bình chứa dung dịch brom sau đó cho qua dung dịch NaOH
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch KOH dư sau đó qua H2SO4 đặc
Câu 5: Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 0,1 mol benzen là
A. 74 lít
B. 82 lít
C. 84 lít
D. 86 lít
Câu 6: Hãy cho biết các đặc điểm ghi dưới đây, đặc điểm nào sai:
A. Metan tan vô hạn trong nước
B. Metan là chất khí không màu, không mùi nhẹ hơn không khí
C. Metan cháy cho ngọn lửa màu xanh và rất nóng
D. Phản ứng đặc trưng của metan là phản ứng thế.
Câu 7: Phương pháp nào sau đây tốt nhất để phân biệt khí metan và khí etilen?
A. Dựa vào tỉ lệ thể tích khí oxi tham gia phản ứng cháy
B. Sự thay đôi màu của dung dịch Brom
C. So sánh khối lượng riêng
D. Thử tính tan trong nước
Câu 8: Bốn hidrocacbon: Metan, Etilen, Axetilen, Benzen có tính chất hóa học chung là
A. Đều tác dụng được với dung dịch Brom
B. Đều tác dụng với khí clo
C. Đều cháy bởi oxi của không khí
D. Không có tính chất nào chung
II. Tự luận
Câu 1: Viết các phản ứng hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Câu 2: Trong phòng TN có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất bột trắng: BaCO3, NaCl, NaHCO3. Hãy nhận biết hóa chất trong mỗi lọ?
Câu 3: Để đốt cháy 4,48 lít Etilen cần phải dùng
a. Bao nhiêu lít oxi?
b. Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi (biết thể tích các khí đo ở ĐKTC)
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1.D | 2.B | 3.A | 4.D | 5.C | 6.A | 7.B | 8.C |
Câu 1:
Đáp án D
Câu 2:
Xét trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố trong cùng 1 nhóm (theo chiều điện tich hạt nhân tăng dần) có tính kim loại tăng dần
Trong cùng 1 chu kì, xét theo chiều tăng điện tích hạt nhân tính kim loại giảm
Đáp án B
Câu 3:
Trong bảng tuần hoàn, xét theo chiều tăng điện tích hạt nhân
+ Trong cùng 1 chu kì, tính phi kim tăng dần
+ Trong cùng 1 nhóm, tính phi kim giảm dần
Đáp án A
Câu 4:
Khi hỗn hợp đi qua KOH dư => CO2, SO2 bị giữ lại
Khi hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc dư => H2O bị giữ lại
Đáp án D
Câu 5:
Ta có phương trình phản ứng:
C6H6 + 15/2O2 → 6CO2 + 3H2O (1)
(1) n O2 = 15/2 n C6H6
=> n O2 = 15/2 n C6H6 = 0,75 mol
=> n KK = 5 n O2 = 0,75 . 5 = 2,25 mol
V KK = 2,25 . 22,4 = 84 lít
Đáp án C
Câu 6:
Đáp án A
Câu 7:
C2H4 + Br2 C2H4Br2
=> C2H4 làm mất màu dung dịch nước brom
Đáp án B
Câu 8:
Đáp án C
II. Tự luận
Câu 1:
(1) C + O2 → CO2
(2) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(3) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
(4) Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 2:
Lấy lần lượt các chất trên cho vào từng ống nghiệm riêng biệt. và hòa tan vào nước
Chất không tan trong nước là BaCO3
Cho dung dịch 2 chất còn lại tác dụng với HCl
Chất phản ứng với HCl cho khí bay ra là NaHCO3
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 3:
Ta có phương trình hóa học:
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
a. n C2H4 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
n O2 = 3 . 0,2 = 0,6 mol
Thể tích oxi (đktc) là: 0,6 . 22,4 = 13,44 lít
Thể tích không khí
V kk = 13,44 . 5 = 67,2 lít.
0 Nhận xét