ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK II  NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT  (PHẦN ĐỌC) LỚP 4

A/. Kiểm tra đọc : (10 điểm)
I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn từ “Ngày xưa  đến mái nhà” trong bài “Vương quốc vắng nụ cười” tiếng việt tập 2 trang 132

II. Phần đọc thầm: ( 7 điểm)
Giáo viên cho HS mở SGK Tiếng việt 4 đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười” và khoanh tròn vào ý đúng nhất:

Câu 1: Chi tiết cho thấy vuông quốc nọ rất buồn là:
a. Mặt trời lên cao dần, chim hót líu lo, hoa trong vườn đua nở, ra đường gặp toàn những gương mặt hớn hở, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
b. Mặt trời muốn dậy, chim muốm hót, hoa trong vườn chưa nở, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
c. Mặt trời không muốn dậy, chim không muốm hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
d. Mặt trời tỏa sáng, chim hót vang, hoa trong vườn khoe sắc, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

Câu 2: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
a. Mọi người không được phép cười
b. Mọi người không biết cười
c. Mọi người không thích cười
d. Mọi người không có nụ cười

Câu 3: Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình đó.
a. Nhà vua bắt buôc mọi người phải cười
b. Cử một viên đại thần đi du học chuyên về môn cười
c. Nhà vua lệnh cho mọi người học cười
d. Nhà vua không cho mọi người cười

Câu 4: Kết quả việc nhà vua làm ra sao?
a. Không thành công
b. Mọi người biết cười
c. Không khí vui vẽ
d. Cảnh vật nhộn nhịp
 
Câu 5: Trạng ngữ trong câu “Trước sân nhà em, ba em trồng một cây mai tứ quý” chỉ :
a. Nguyên nhân
b. Mục đích
c. Nơi chốn
d. Thời gian

Câu 6: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là kiểu câu gì?
a. Câu kể
b. Câu khiến
c. Câu hỏi
d. Câu cảm

Câu 7: Tìm trạng ngữ trong câu “Trên cành cây, chim hót líu lo”..
a. Trên cành
b. Trên cành cây
c. Trên cành cây chim hót
d. Chim hót líu lo.









 
ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK II  NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT  (PHẦN VIẾT) LỚP 4
(Thời gian 60 phút)

B/. Kiểm tra viết : (10 điểm)
I/  Chính tả nghe viết: ( 2 điểm) 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết 1 đoạn từ “Ngày xưa  đến mái nhà” trong bài “Vương quốc vắng nụ cười” tiếng việt tập 2 trang 132
 II/ Tập làm văn: (8 điểm) từ 30-35 phút

Tả con vật mà em yêu thích.






 
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL CHK II  NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT  (PHẦN ĐỌC TIẾNG) (3 ĐIỂM)
 LỚP 4

Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 4 mức độ :
Điểm 3: Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm tốt, đảm bảo thời gian đọc.
Điểm 2:Học sinh đọc đảm bảo thời gian đọc, nhưng chưa nhấn giọng tốt.
Điểm 1: Học sinh đọc chưa đảm bảo thời gian đọc, chưa diễn cảm.


HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL GHK II  NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT  (PHẦN ĐỌC THẦM) (7 ĐIỂM)
 LỚP 4

Học sinh chon đúng 1 ý đạt 1 điểm.
Câu 1 : ý C
Câu 2 : ý B
Câu 3 : ý B
Câu 4 : ý A
Câu 5 : ý C
Câu 6: ý D
Câu 7:ý  B


HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL CHK II  NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT  (PHẦN CHÍNH TẢ) (2 ĐIỂM)
 LỚP 4

- Bài viết chính tả (nghe đọc) : 2 điểm (không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp). Cứ mắc 4 lỗi chính tả thông thường trừ 1 điểm (mắc 2 lỗi trừ 0,5 điểm). Trừ không quá 2 điểm. Bài viết không rõ ràng, sạch sẽ.. trừ 1 điểm toàn bài.


 
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL CHK II  NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT  (PHẦN TẬP LÀM VĂN) (8 ĐIỂM)
 LỚP 4

Mở bài : 1 điểm
Yêu cầu học sinh giới thiệu được con vật sẽ tả.
Thân bài : 6 điểm. Yêu cầu học sinh tả được :
Tả bao quát ,Tả từng bộ phận theo trình tự hợp lí.
Tả được hoạt động thường xuyên của con vật hài hòa.
Kết luận : 1 điểm. Yêu cầu học sinh :
Nêu cảm xúc và suy nghĩ của mình về con vật  tả.
Giáo viên có thể cho điểm tùy theo mức độ bài làm của học sinh (Có thể cho điểm từ 0,5 – 1 – 1,5 .... đếm 5 điểm)