Trường THCS ……Họ và tên:…………………..
Lớp:…….. Tiết 34,35. KIỂM TRA GIỮA KỲ I-NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn - Khối 6
Thời gian làm bài: 90' Ngày ... tháng 10 năm 2020
Đề bài
Phân I: Văn – Tiếng Việt (5đ)
Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi:
“ Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại truyện dân gian nào? Kể tên 2 văn bản cùng thể loại trên mà em biết? Nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian đó? (1,5đ)
Câu 2: Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong đoạn trích trên. Chi tiết đó có ý nghĩa gì?(1đ)
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh bằng một đoạn văn ngắn (5-7 câu).
Trong đoạn văn có sử dụng 01 từ Hán Việt ( từ mượn tiếng Hán) gạch chân chỉ rõ. (1,5đ)
Câu 4: Xác định ít nhất 01 từ ghép có trong đoạn trích. Đặt 01 câu với từ ghép đó.(1đ)
Phần II. Tập làm văn (5đ)
Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
___________Hết____________
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Tiết 34,35. BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I-NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn - Khối 6
Thời gian làm bài: 90'
Mã đề 01
Câu Nội dung yêu cầu Biểu điểm
Phần I (5đ)
Câu 1. - Đoạn trích trong văn bản: Thạch Sanh (0,25 điểm)
- Thể loại truyện cổ tích (0,25 điểm)
- Kể được 02 truyện cổ tích khác (0,5 điểm)
- Nêu đúng đặc điểm của thể loại truyện cổ tích:
+ Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…
+ Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
+ Truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công . (0,5đ)
Câu 2:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Niêu cơm thần
-Ý nghĩa:
+ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
+ Thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
+ Chi tiết niêu cơm thần kì làm tăng sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện. (0,5điểm)
(0,5điểm)
*Yêu cầu hình thức: Đảm bảo hình thức 01 đoạn văn, có sử dụng kiến thức tiếng Việt ( Từ mượn)
*Yêu cầu nội dung: Đoạn văn đảm bảo đủ các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu và nêu ấn tượng chung về nhân vật Thạch Sanh
-Trình bày những cảm nhận sâu sắc nhất về nhân vật:
+ Cảm xúc về sự ra đời vừa bình thường vừa khác thường của nhân vật Thạch Sanh.
+ Cảm nhận về phẩm chất, tài năng của Thạch Sanh: tốt bụng, thật thà, dũng cảm, nhân hậu, cao thượng, yêu chuộng hòa bình
-Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật, nêu nhận thức, hành động của bản thân. (0,5điểm)
(1điểm)
Câu 4: -Xác định đúng từ ghép
- Đặt câu (0,5điểm)
(0,5điểm)
Phần II (5điểm)
Câu 1
a. Nội dung:
I. Mở bài Giới thiệu chung
Có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau:
- Gới thiệu truyền thuyết Thánh Góng
- Giới thiệu chung nhân vật, sự việc của truyện
- Nêu thời gian, tình huống kể chuyện
(0,5điểm)
II. Thân bài: Trình bày diễn biến các sự việc trong câu chuyện:
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
- Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên
- Thánh Gióng lớn lên kì lạ và ra trận đánh giặc
- Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời (4 điểm)
III. Kết bài: Trình bày kết thúc truyện
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng: ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua. (0,5điểm)
Câu 2
b. H×nh thøc : Đúng thể loại văn tự sự- kể chuyện tưởng tượng. Bố cục chặt chẽ, lời kể mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu th«ng thêng, biÕt xuèng dßng sau c¸c sù viÖc chÝnh.
c. Biểu điểm:
- Điểm 5: đáp ứng đư¬ợc đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu, diễn đạt l¬ưu loát, mắc không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
thông th¬ường.
- Điểm 3: Đạt 1/2 yêu cầu, nội dung sơ sài, diễn đạt chư¬a tốt, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt thông thư¬ờng.
- Điểm 1-2: Cơ bản chư¬a đạt yêu cầu, nội dung sơ sài, lạc đề.
- 0 điểm: Không làm đư¬ợc gì, lạc đề hoàn toàn.
* Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên ghi điểm linh hoạt. (0,5điểm)
0 Nhận xét