Trường THCS…….
Họ và tên:…………………..
Lớp:…….. Tiết 34,35.KIỂM TRA GIỮA KỲ I-NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn - Khối 6
Thời gian làm bài: 90' Ngày ... tháng 10 năm 2020
Đề bài
Phân I: Văn – Tiếng Việt (5đ)
Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi:
“Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại truyện dân gian nào? Kể tên 02 văn bản cùng thể loại trên mà em biết? Nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian đó? (1,5đ)
Câu 2: Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong đoạn trích trên. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại rồi bay về trời có ý nghĩa gì?(1đ)
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng bằng một đoạn văn ngắn (5-7 câu). Trong đoạn văn có sử dụng 01 từ ghép, gạch chân chỉ rõ. (1,5đ)
Câu 4: Tìm 01 từ Hán Việt ( từ mượn tiếng Hán) có trong đoạn trích trên và đặt câu với từ mượn đó? (1đ)
Phần II. Tập làm văn (5đ)
Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em.
___________Hết____________
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Tiết 34,35. BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I-NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn - Khối 6
Thời gian làm bài: 90'
Mã đề 02
Câu Nội dung yêu cầu Biểu điểm
Phần I (5đ)
Câu 1. - Đoạn trích trong văn bản: Thánh Gióng (0,25 điểm)
- Thể loại truyện truyền thuyết (0,25 điểm)
- Kể được 02 truyền thuyết khác (0,5 điểm)
- Nêu đúng đặc điểm của thể loại truyền thuyết
+ Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử
+Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo
+Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử. (0,5đ)
Câu 2:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Ngựa phun lửa; Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc; Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại rồi bay về trời . (Chỉ yêu cầu HS nêu được 1 trong các chi tiết này)
- Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại rồi bay về có ý nghĩa:
+ Gióng ra đời ki lạ, ra đi cũng phi thường hơn.
+ Gióng không đòi hỏi công danh mà để lại dấu tích chiến công cho quê hương xứ xở:
+ Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. (0,5điểm)
(0,5điểm)
*Yêu cầu hình thức: Đảm bảo hình thức 01 đoạn văn, có sử dụng kiến thức tiếng Việt (từ ghép)
*Yêu cầu nội dung: Đoạn văn đảm bảo đủ các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu và nêu ấn tượng chung về nhân vật Thánh Gióng
-Trình bày những cảm nhận sâu sắc nhất về nhân vật:
+ Gióng là hình tượng tiêu biểu về người anh hùng đánh giặc cứu và sức mạnh của cả dân tộc trong buổi đầu đánh giặc giữ nước
+ Thánh Gióng – một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc
+ Gióng mang trong mình sức mạnh , ý chí quyết thắng của dân tộc khi đất nước lâm nguy.
-Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật, nêu nhận thức, hành động của bản thân. (0,5điểm)
(1điểm)
Câu 4: -Xác định đúng từ Hán Việt
- Đặt câu (0,5điểm)
(0,5điểm)
Phần II (5điểm)
Câu 1
b. Nội dung:
I. Mở bài Giới thiệu chung
Có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau sau:
- Gới thiệu truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Giới thiệu chung nhân vật, sự việc của truyện : Vua Hùng Vương kén rể
- Nêu thời gian, tình huống kể chuyện (0,5điểm)
II. Thân bài: Trình bày diễn biến các sự việc trong câu chuyện:
- Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn ( kể lai lịch, tài năng của 2 vị thần)
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể
- Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương đưa nàng về núi
- Cuộc giao tranh dữ dội, quyết liệt giữa 2 vị thần và sự thất bại của Thủy Tinh (4 điểm)
III. Kết bài: Trình bày kết thúc truyện
- Thủy Tinh ôm hận, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây ra lũ lụt. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.
(0,5điểm)
Câu 2
b. H×nh thøc : Đúng thể loại văn tự sự- kể chuyện tưởng tượng. Bố cục chặt chẽ, lời kể mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu th«ng thêng, biÕt xuèng dßng sau c¸c sù viÖc chÝnh.
c. Biểu điểm:
- Điểm 5: đáp ứng đư¬ợc đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu, diễn đạt l¬ưu loát, mắc không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
thông th¬ường.
- Điểm 3: Đạt 1/2 yêu cầu, nội dung sơ sài, diễn đạt chư¬a tốt, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt thông thư¬ờng.
- Điểm 1-2: Cơ bản chư¬a đạt yêu cầu, nội dung sơ sài, lạc đề.
- 0 điểm: Không làm đư¬ợc gì, lạc đề hoàn toàn.
* Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên ghi điểm linh hoạt. (0,5điểm)
Duyệt đề
Ngày ….. tháng …. năm…. Giáo viên
0 Nhận xét