Đề bài


A – TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau


Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

   A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

   B. Có khả năng hút các vật khác.

   C. Có khả năng đẩy các vật khác.

   D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.


Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

   A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

   B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

   C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

   D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.


Câu 3. Kết luận nào dưới đây không đúng?

   A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;

   B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.

   C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

   D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.


Câu 4. Trong các vật dưới đây, vật dẫn điện là

   A. Thanh gỗ khô

   B. Một đoạn ruột bút chì

   C. Một đoạn dây nhựa

   D. Thanh thuỷ tinh


Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

   A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

   B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

   C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

   D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.


Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là

    A. Hình A                              B. Hình B 

   C. Hình C                              D. Hình D


B – TỰ LUẬN (7 điểm)


Câu 7 (1,0 điểm): 

Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy?


Câu 8 (1,0 điểm): 

Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm?


Câu 9 (1,0 điểm): 

Vì sao kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa?


Câu 10 (2,0 điểm): 

Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Mỗi chất lấy 3 ví dụ?


Câu 11 (2,0 điểm): 

Theo hình vẽ ( là các đèn), phải đóng mở các công tắc K1,K2,K3 như thế nào để:

 

   a) Cả 3 đèn đều sáng.

   b) Chỉ đèn 1 và đèn 2 sáng



























Lời giải chi tiết

1. B

2. C

3. D

4. B

5. A

6. B

Câu 1:

Phương pháp:

Lí thuyết sự nhiễm điện do cọ xát:

+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

+ Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Cách giải:

Vật bị nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Lí thuyết về nguồn điện, dòng điện:

+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

+ Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Cách giải:

Phát biểu đúng về dòng điện là: Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Lí thuyết về hai loại điện tích:

+ Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

+ Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

Cách giải:

Kết luận không đúng là: Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

Chọn D.

Câu 4:

Phương pháp:

Lí thuyết về chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

Cách giải:

Trong số các vật đã cho, một đoạn bút chì là vật dẫn điện.

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

+ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu -)

Cách giải:

Chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin: Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Cách giải:

Sơ đồ mạch điện B có chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn, khóa K và đèn tới cực âm của nguồn.

Chọn B.

Câu 7:

Phương pháp:

Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu -)

+ Hình ảnh bình acquy trong thực tế:



Cách giải:

Ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy là:

+ Xe đạp điện.

+ Còi, đèn xe máy.

+ Tivi, radio, đèn chiếu sáng,… trong ô tô.

Câu 8: 

Phương pháp:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.

Cách giải:

Các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm vì nhựa là chất cách điện, đảm bảo an toàn điện.

Câu 9:

Phương pháp:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.

Cách giải:

Kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa vì cao su và nhựa là chất cách điện. Đảm bảo khi sửa chữa điện, dòng điện không truyền sang người.

Câu 10:

Phương pháp:

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Cách giải:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: Đồng, vàng, sắt

+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: Gỗ khô, nhựa, cao su

Câu 11:

Phương pháp:

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện tạo thành 1 mạch kín.

Cách giải:

a) Để cả 3 đèn cùng sáng thì K1,K2,K3 đóng

b) Để chỉ đèn 1 và đèn 2 sáng thì K1,K2 đóng, K3 mở.