Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trên bức tường ngăn cách hai phòng Quang và Dũng có một lỗ thông nhỏ. Ban đêm, phòng của Quang đóng kín, không bật đèn. Trường hợp nào sau đây mắt của Quang nhận biết được có ánh sáng?
A. Đèn phòng Dũng không được bật sáng
B. Đèn phòng Dũng được bật sáng
C. Đèn phòng Dũng sáng, Dũng lấy tờ bìa che kín lỗ nhỏ
D. Đèn phòng Dũng sáng, lỗ nhỏ không bị che nhưng Quang nhắm kín hai mắt
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất? Vật sáng là
A. Những vật được chiếu sáng
B. Những vật phát ra ánh sáng
C. Những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
D. Những vật mắt nhìn thấy
Câu 3. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Chùm sáng song song gồm các tia sáng ………. trên đường truyền của chúng
A. Không hướng vào nhau
B. Cắt nhau
C. Không giao nhau
D. Rời xa nhau ra
Câu 4. Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường thẳng
B. Luôn truyền theo một đường cong
C. Luôn truyền theo đường gấp khúc
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 5. Chọn câu trả lời sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật
A. Không cho ánh sáng truyền qua
B. Khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết
C. Cản đường truyền đi của ánh sáng
D. Cho ánh sáng truyền qua
Câu 6. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên:
A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trăng
D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng?
A. Mặt kính trên bàn gỗ
B. Mặt nước trong phẳng lặng
C. Màn hình phẳng ti vi
D. Tấm lịch treo tường
Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ . Góc taọ bởi tia tới và tia phản xạ là:
A. B.
C. D.
Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:
A. B.
C. D.
Câu 10. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc . Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
A. B.
C. D.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 11:
a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Cho ví dụ.
b) Nêu đặc điểm của nguồn sáng.
Câu 12:
a) Vẽ ảnh của vật qua gương phẳng rồi tính chiều cao của ảnh, khoảng cách từ gương đến ảnh ở hình 1.
b) Hãy trình bày cách vẽ rồi vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M ở hình 2.
Lời giải chi tiết
1. B | 2. C | 3. C | 4. D | 5. D |
6. A | 7. D | 8. D | 9. D | 10. D |
Câu 1.
Phương pháp giải:
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Lời Giải:
Mắt Quang nhận biết được ánh sáng khi đèn phòng Dũng được bật sáng.
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp giải:
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Lời Giải:
Vật sáng là những nguồn sáng và những vật hắt lại khi ánh sáng chiếu vào nó.
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp giải:
+ Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Lời Giải:
Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chọn C.
Câu 4.
Phương pháp giải:
+ Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
+ Mục có thể em chưa biết – Trang 8 – SGK Vật Lí 7.
Lời Giải:
Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc.
Chọn D.
Câu 5.
Phương pháp giải:
Vật cản sáng (chắn sáng) là vật không cho ánh sáng truyền qua.
Lời Giải:
Vật cản sáng là vật:
+ Không cho ánh sáng truyền qua.
+ Khi truyền đến nó, ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết.
+ Cản đường truyền đi của ánh sáng.
→ Phát biểu sai là: Vật cản sang (chắn sáng) là vật ho ánh sáng truyền qua.
Chọn D.
Câu 6.
Phương pháp giải:
Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
Lời Giải:
Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
Chọn A.
Câu 7.
Phương pháp giải:
Gương phẳng thường dùng là tấm kính phẳng bằng thủy tinh có hai mặt phản xạ nhưng mặt dưới được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn.
Lời Giải:
Trường hợp tấm lịch treo tường không thể coi là một gương phẳng vì tấm lịch treo tường phản xạ ánh sáng kém.
Chọn D.
Câu 8.
Phương pháp giải:
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
Lời Giải:
Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:
Góc taọ bởi tia tới và tia phản xạ là:
Chọn D.
Câu 9.
Phương pháp giải:
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
Lời Giải:
Từ hình vẽ ta có:
Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:
Góc taọ bởi tia tới và tia phản xạ là:
Chọn D.
Câu 10.
Phương pháp giải:
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
Lời Giải:
Ta có:
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp giải:
* Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..
- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
* Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Lời Giải:
a)
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo bằng vật.
Ví dụ: Đặt một viên pin trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng viên pin đó.
b) Đặc điểm của nguồn sáng là tự nó phát ra ánh sáng.
Ví dụ như ngọn nến đang cháy, Mặt Trời…
Câu 12:
Phương pháp giải:
* Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..
- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
* Lưu ý:
- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Lời Giải:
a)
Vẽ ảnh bằng vật, cùng chiều, chú ý khoảng cách từ gương đến ảnh và từ vật:
- Chiều cao ảnh bằng chiều cao vật và bằng 3cm.
- Khoảng cách ảnh đến gương bằng vật đến gương và bằng 2cm.
b)
* Trình bày cách vẽ:
+ Lấy N’ đối xứng với N qua gương
+ Nối N’M cắt gương tại I. Nối NIM ta có tia sáng cần vẽ.
* Đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M.
0 Nhận xét