Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ảnh của một vật đặt trước gương phẳng
A. Luôn lớn hơn vật
B. Luôn bằng vật
C. Luôn nhỏ hơn vật
D. Lớn hay nhỏ hơn vật phụ thuộc vào khoảng cách đến gương
Câu 2: Chọn phát biểu đúng
A. Gương phẳng là vật có bề mặt phẳng và nhẵn bóng
B. Tia phản xạ xuất phát tại điểm tới và đi vào gương
C. Tia tới là tia vuông góc với mặt gương
D. Tia tới luôn vuông góc với tia phản xạ
Câu 3: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng ?
A. Mặt trời
B. Ngọn nến đang cháy
C. Mặt Trăng
D. Tia chớp
Câu 4: Hạy chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh phát biếu sau: “Chùm sáng ……. gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng”
A. hội tụ
B. song song
C. phân kì
D. truyền thẳng
Câu 5: Khi có hiện tượng nguyệt thực tức là:
A. Trái đất bị mặt trăng che khuất nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời
B. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa
C. Trái đất bị mặt trăng che khuất, không nhận ánh sáng từ mặt trời
D. Mặt trăng bị trái đất che khuất, không nhận được ánh sáng từ mặt trời
Câu 6: Tại những đoạn đường cong, người ta đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng vì
A. Gương cầu lồi dễ lắp đặt hơn gương phẳng
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng
C. Gương cầu lồi rẻ tiền hơn gương phẳng
D. Hình ảnh của gương cầu lồi đẹp hơn gương phẳng
Câu 7: Quan sát ảnh của một vật qua các gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm thì ảnh lớn nhất nằm trên:
A. Gương cầu lõm
B. Không có gương nào
C. Gương phẳng
D. Gương cầu lồi
Câu 8: Chọn từ thích hợp để hoàn thiện định luật phản xạ ánh sáng: “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và …………………... Góc phản xạ bằng góc tới”
A. góc tạo bởi tia tới
B. pháp tuyến tại điểm tới
C. bề mặt gương phẳng
D. góc phản xạ
Câu 9: Để ánh sáng truyền theo đường thẳng thì môi trường truyền sáng phải
A. đồng tính và trong suốt
B. là nước và không khí
C. có nhiệt độ cao
D. trong suốt hoặc có nhiều màu sắc
Câu 10: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi
A. điểm giao nhau của các tia tới
B. điểm giao nhau của các tia phản xạ
C. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ
D. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia tới
Câu 11: Thế nào là vùng bóng nửa tối
A. Vùng nhận được ánh sáng của nguồn sáng chiếu tới
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu
C. Vùng nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng
D. Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng
Câu 12: Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ
A. Hội tụ tại một điểm sau gương
B. Hội tụ tại một điểm trước gương
C. Là chùm tia phân kì
D. Tập trung lên trên bề mặt gương
Câu 13: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật
A. Khi mắt ta hướng vào vật
B. Khi mắt ta phát ra tia sáng chiếu đến vật
C. Khi vật tự phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta
Câu 14: Đặt một vật trước gương phẳng cách gương 30cm, khoảng cách từ vật đó đến ảnh là bao nhiêu
A. 40cm B. 30cm
C. 50cm D. 60cm
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 15: Môi trường truyền sáng có đặc điểm như thế nào. Hãy kể ra 4 môi trường truyền sáng mà em biết.
Câu 16: Tại sao trong lớp học người ta phải gắn nhiều đèn ở nhiều vị trí mà không thay các đèn thành một đèn có độ sáng tương đương?
Câu 17: Cho một tam giác ABC đặt trước một gương phẳng vẽ ảnh của tam giác tạo bởi gương phẳng?
Câu 18: Một người đứng trước một gương thẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng (hình vẽ). Dùng hình vẽ xác định khoảng cách PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp giải:
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
Lời Giải:
Ảnh của một vật đặt trước gương phẳng luôn bằng vật.
Chọn B.
Câu 2:
Phương pháp giải:
Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng,…
Lời Giải:
Phát biểu đúng là: Gương phẳng là vật có về mặt phẳng và nhẵn bóng.
Chọn A.
Câu 3:
Phương pháp giải:
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Lời Giải:
Mặt Trăng không tự nó phát ra ánh sáng nên Mặt Trăng không phải là nguồn sáng.
Chọn C.
Câu 4:
Phương pháp giải:
- Có ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.
Lời Giải:
Phát biểu hoàn chỉnh là: Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chọn B.
Câu 5:
Phương pháp giải:
1. Hiện tượng nhật thực
- Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.
- Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.
2. Hiện tượng nguyệt thực
Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Lời Giải:
Khi có hiện tượng nguyệt thực tức là Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp giải:
Lí thuyết về gương cầu lồi:
+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
+ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Lời Giải:
Tại những đoạn đường cong, người ta đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng.
Chọn B.
Câu 7:
Phương pháp giải:
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật.
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
Lời Giải:
Quan sát ảnh của một vật qua các gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm thì ảnh lớn nhất nằm trên gương cầu lõm.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Nội dung của định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Lời Giải:
Định luật phản xạ ánh sáng: “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới”.
Từ thích hợp là: pháp tuyến tại điểm tới.
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp giải:
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Lời Giải:
Để ánh sáng truyền theo đường thẳng thì môi trường truyền sáng phải đồng tính và trong suốt.
Chọn A.
Câu 10:
Phương pháp giải:
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Lời Giải:
Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ.
Chọn C.
Câu 11:
Phương pháp giải:
+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Lời Giải:
Vùng bóng nửa tối là vùng nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng.
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp giải:
- Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu.
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Lời Giải:
Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm trước gương.
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp giải:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền tới mắt ta.
Lời Giải:
Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta.
Chọn D.
Câu 14:
Phương pháp giải:
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..
- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
Lời Giải:
Khoảng cách từ vật đó đến ảnh là:
Chọn D.
Câu 15:
Phương pháp giải:
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Lời Giải:
+ Môi trường truyền sáng có đặc điểm là đồng tính và trong suốt.
+ Bốn môi trường truyền sáng mà em biết: Chân không, thủy tinh, không khí, nước.
Câu 16:
Phương pháp giải:
+ Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Lời Giải:
Việc lắp bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thỏa mãn các yêu cầu : Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng và tránh các bóng tối, bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra. Do vậy người ta phải gắn đèn ở nhiều vị trí mà không thay các đèn thành một đèn có độ sáng tương đương.
thỏa mãn các yêu cầu trên
Câu 17:
Phương pháp giải:
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..
- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
Lời Giải:
Ảnh của tam giác ABC qua gương phẳng:
Câu 18:
Phương pháp giải:
+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
+ Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.
Lời Giải:
M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương KI.
Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt của KM và IM, ứng với 2 tia tới PK và QI. Hai tia tới PK và QI đều có đường kéo dài đi qua M’.
Cách vẽ PQ:
+ Đầu tiên vẽ ảnh M’ của M (MM’ ⊥ KI và M’H = MH).
+ Sau đó nối M’K và kéo dài cắt tưởng ở P và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.
0 Nhận xét