Đề bài


Câu 1. Trong các kết luận sau đâv, kết luận nào sai?

   A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.

   B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

   C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

   D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.


Câu 2. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa. mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Dưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:

   A. không hút, không đẩy nhau.                    B. hút lẫn nhau.

   C. vừa hút vừa đẩy nhau.                            D. đẩy nhau.


Câu 3. Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện khác loại. Giữa chúng có tác dụng gì?

   A. Hút nhau                           

   B. Đẩy nhau.

   C. Có lúc đẩy, có lúc hút nhau. 

   D. Không có lực tác dụng.


Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Các êlectron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin……………..cực  âm của pin…………….    

   A. đẩy, hút.       B. đẩy, đẩy. 

   C. hút, đẩy.       D. hút, hút.


Câu 5. Chọn câu phát biểu đúng

 Chiều dòng điện là chiều………………….     

   A. chuyển dời có hướng của các điện tích.

   B. dịch chuyển của các êlectron.

   C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

   D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.


Câu 6. Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương ứng với mạch điện thực tế:

   A. 1 và 2    B. 3 và 4   C. 1 và 3   D. 2 và 4


Câu 7. Tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ điện nào sau đây khi nó hoạt động bình thường.

   A. Quạt điện.           B. Máy thu hình (Ti vi),

   C. Nồi cơm điện.      D. Dây dẫn điện.


Câu 8. Một vật trung hoà (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt clectron sẽ trở thành:

   A. vật trung hoà

   B. vật nhiễm điện dương (+)

   C. vật nhiễm điện âm (-)

   D. không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)


Câu 9. Chọn câu phát biểu sai.

Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa:

   A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện.

   B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện.

   C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế.

   D. Giúp các điện tích nhận ra đúng đường dịch chuyển.


Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?

   A. Bóng đèn bút thử điện.

   B. Quạt điện.

   C. Công tắc.

   D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.


Câu 11. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?


Câu 12. Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại sao?


Câu 13. Trong một mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ êlectron tự do. Hãy tìm số êlcctron tự do trong:

   a) 0,1 m3 vật dẫn điện.

   b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0,2mm và chiều dài






























Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

B

A

C

C

6

7

8

9

10

C

C

B

D

A

 

Câu 11. Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bang xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.

Câu 12. Sau khi quả cầu chạm vào thanh, một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau

Câu 13.

a ) 0,1m3=0,1.109mm3.

Số êlectron chứa trong thể tích này là: n=0,1.109.30.109=3.1018 ( hạt )

b ) Thể tích của sợi dây: V=π.r2.=π.(0,1)2.10.103=314mm3.

Số êlectron chứa trong thể tích này: n=314.30.109=9,42.1012 ( hạt ).