Đề bài

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không phải là sự nở vì nhiệt của chất rắn:

A. Tháp Eiffel cao thêm 10cm vào mùa hạ.
B. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, cốc bị vỡ.
C. Cửa gỗ khó đóng sát lại vào mùa mưa.

D. Đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống.


Câu 2 .Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Trọng lượng của vật tăng
B. Trọng lượng riêng của vật tăng.
C. Trọng lượng riêng của vật giảm.

D. Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra.


Câu 3. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? Về mùa đông, ờ các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.

D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.


Câu 4. Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào?

A. Giảm.       
B. Tăng.
C. Không thay đổi     

D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng.


Câu 5. 68°F ứng với bao nhiêu °C?

A. 20°c.
B. 12°c.          
C. 18°c.          

D. 22°c.


Câu 6. Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, quả bóng bay được buộc vào miệng ổng thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu.

Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?

A . Quả bóng căng dần như được thổi.
B . Quả bóng giảm dần thể tích,
C. Quả bóng giữ nguyên hình dạng cũ.

D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi.


Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?

A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.
B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.


Câu 8. Khi khoảng cách OO1 trên đòn bầy nhỏ hơn khoảng cách OO2, cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO1 > OO2?

A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O về phía O1.
B. Di chuyển vị trí của điểm O2 ra xa điểm tựa O.
C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O.

D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O


Câu 9. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80°c.

A .Nhiệt kế rượu.       
B. Nhiệt kế thuỷ ngân.
C. Nhiệt kế y tế.         

D. Cả 3 nhiệt kế trên.


TỰ LUẬN


Câu 10. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

Điều chỉnh để khoảng cách A, lực nâng vật F2 lớn hơn trọng OO2 > OO1 thì lượng F1 của vật.

Điều chỉnh để khoảng cách B, lực nâng vật F2 nhỏ hơn trọng OO1 > OO2 thì lượng F1 của vật.

Điều chỉnh để khoảng cách C, lực nâng vật F2 bằng trọng lượng 001 = OO2 thì F1 của vật.


Câu 11. Một bình thủy tinh có dung tích là 2000cm3 ở 20°c và 2000,2cm3 ở 50°C . Biết rằng 1000cm3 nước ở 20°c sẽ thành 1010,2cm3 ở 50°c. Lúc đầu bình thủy tinh chứa đầy nước ờ 20°c. Hỏi khi đun lên 50°c, lượng chất lỏng tràn ra khỏi bình là bao nhiêu?


Câu 12. Em hãy đổi 4°c. 25°c, 42°c. 80°c ra °K.




































Lời giải chi tiết

Câu 1.Chọn C

Cửa gỗ khó đóng sát lại vào mùa mưa đây không phải là sự nở vì nhiệt của chất rắn mà ở đây do mùa mưa, không khí ẩm, gỗ hút ẩm nên nở ra làm cửa khó đóng.

Câu 2 . Chọn C.

Khi nung nóng một vật rắn thì trọng lượng riêng của vật giảm.

Câu 3. Chọn C

Về mùa đông, ở các xứ lạnh nước ở mặt hồ đóng băng trước, do lớp nước ở 4°c có khối lượng riêng lớn hơn nên chìm xuống đáy, lớp.nước ở trên đóng băng trước.

Câu 4: Chọn A

Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm do chất lỏng nở ra, thể tích tăng còn khối lượng không đổi.

Câu 5: Chọn A

t°c = (68 - 32)/ 1,8 = 20°c.

Câu 6: Chọn A

Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận đúng là quả bóng căng dần như được thổi do không khí trong bình nở ra.

Câu 7: Chọn B.

Khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn ta thấy chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Câu 8: Chọn D

Cách làm cho khoảng cách 001 > 002 là đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O.

Câu 9: Chọn B

Do nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80°c nên ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân mới đo được nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy.

Câu 10:          

Ghép các câu 1-B: 2-A; 3-C 

2000 cm3 nước ở 20°c sẽ thành 2020,4 cm3 ở 50°c.

Vậy thể tích nước tràn ra là: 2020,4 - 2000,2 = 20,2 (cm3)

Câu 11:

+) 4°c = 273 + 4 = 277°K.

+) 25°c = 273 + 25 = 298°K.

+) 42°c = 273 + 42 = 315°K.

+) 80°c = 273 + 80 = 353°K.