Đề bài
Câu 1. Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào?
A. Phồng lên làm tiêu cự của nó giảm
B. Xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng
C. Phồng lên làm tiêu cự của nó tăng
D. Xẹp xuống làm tiêu cự của nó giảm
Câu 2. Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ được 1 các vật cách mắt từ 100cm trở lại. Mắt này bị tật gì và phải đeo kính nào?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ
B. Mắt lão, đeo kính phân kì
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ
D. Mắt cận, đeo kính phân kì
Câu 3. Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?
A. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật
B. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật
C. Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật
D. Tạo ta ảnh ảo lớn hơn vật
Câu 4. Kính nào sau đây có thể làm kính cận thị ?
A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm
B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm
C. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm
D. Kính phân kì có tiêu cự 50cm
Câu 5. Khi đeo kính để khắc phục tật mắt lão thì ảnh của vật qua kính có đặc điểm gì?
A. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
B. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
C. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật
D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật
Câu 6. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của một người cao 1,6m đứng cách máy 4m, biết phim đặt cách thấu kính 5cm. Chiều cao của ảnh là
A. 3,5cm
B. 2,5cm
C. 2cm
D. 4cm
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng, kính lúp là một thấu kính
A. Hội tụ có tiêu cự dài
B. Hội tụ có tiêu cự ngắn
C. Phân kì có tiêu cự dài
D. Phân kì có tiêu cụ ngắn
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp
A. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn
B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
C. Mỗi kính lúp có 1 độ bội giác, độ bội giác càng lớn tiêu cự càng nhỏ
D. Kính lúp có bộ bội giác, quan sát vật sẽ thấy ảnh lớn
Câu 9: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Hỏi người đó đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 100cm
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 100cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm
Câu 10. Một kính lúp có độ bội giác G=25. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?
A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt xa hơn 10 cm
B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt gần hơn 5cm
C. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5 cm
D. Tiêu cự f = 1cm; phải đặt gần hơn 1cm
Lời giải chi tiết
1. B | 2. D | 3. D | 4. D | 5. B |
6. C | 7. B | 8. A | 9. B | 10. D |
Câu 1 : Chọn B
Khi nhìn một vật xa dần thì mắt phải điều tiết là thủy tinh của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng
Câu 2 : Chọn D
Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ được 1 các vật cách mắt từ 100cm trở lại thì mắt của người này bị cận thị và phải đeo kính phân kì
Câu 3 : Chọn D
Những tính chất giống nhau về tạo ảnh giữa mắt và máy ảnh là cả hai đều tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 4 : Chọn D
Kính phân kì có tiêu cự 50 cm là có thể làm kính cận
Câu 5 : Chọn B
Khi đeo kính để khắc phục tật mắt lão thì ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
Câu 6 : Chọn C
Sử dụng tam giác đồng dạng ta có h/h’=d/d’ => h’=hd’/d=1,6.0,05/4=0,02m=2cm, ở đây d’=0,05 cm
Câu 7 : Chọn B
Kính lúp là một kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Câu 8 : Chọn A
Điều không đúng về kính lúp là: Kính lúp là một thấu kính phân kì
Câu 9 : Chọn B
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Người ấy phải đeo thấu kính phân kì có tiêu cự 100cm.
Câu 10 : Chọn D
Tiêu cự của kính lúp liên quan tới độ bội giác theo công thức :
Muốn quan sát vật phải tạo ra một ảnh ảo vậy ta đặt vật trong khoảng tiêu cự OF.
0 Nhận xét