Đề bài

Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

   A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.

   B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.

   C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.

   D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.


Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không xuất hiện hiện tượng đông đặc?

   A. Làm kem que.             

   B. Đúc tượng.

   C. Pha nước chanh đá để uống.

   D. Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh.


Câu 3. Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ôtô thấy hiện tượng gì?

   A. Nước bốc hơi trên xe.

   B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

   C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.

   D. Không có hiện tượng gì.


Câu 4. Vào những hôm trời nồm hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

   A. Nước bốc hơi bay lên.              

   B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà.

   C. Nước đông đặc tạo thành đá.

   D. Không có hiện tượng gì.


Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ sôi của chất lỏng. Nhiệt độ sôi

   A. không đổi trong suốt thời gian sôi.

   B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi

   C. luôn tăng trong thời gian sôi.

   D. luôn giảm trong thời gian sôi


B. TỰ LUẬN


Câu 6. Hãy kể tên 4 hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc.


Câu 7. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế đo nhiệt độ của không khí?























Lời giải chi tiết

Câu 1: Chọn A

Kết luận đúng: Nhiệt độ nóng chảy cuả các chất khác nhau là khác nhau.

Câu 2: Chọn C.

Pha nước chanh đá để uống liên quan đển sự nóng chảy và không xuất hiện hiện tượng đông đặc.

Câu 3: Chọn B.

Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ôtô thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

Câu 4: Chọn B.

Vào những ngày trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà.

Câu 5: Chọn A.

Kết luận đúng: Nhiệt độ sôi không đổi trong suốt thời gian sôi

Câu 6: Một số hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc như:

+ Đúc tượng đồng.

+ Làm kem que.

+ Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh làm đá.

+ Ngọn nến đang cháy thì chảy ra.

Câu 7: Người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế đo nhiệt độ của không khí vì: Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nên có thể đo các nhiệt độ nhỏ hơn 0°C. Nước có nhiệt độ nóng chảy ở 0°C nên không thể đo các nhiệt độ nhỏ hơn 0°C và nước có một khoảng từ 0°C đến 4°C dãn nở ngược quy luật.