Đề bài
Câu 1. Hai đại lượng cần biết để tính áp suất tác dụng lên một mặt là:
A. Diện tích trên đó lực tác dụng và khối lượng của vật có lực tác dụng.
B. Lực và trọng lượng của vật.
C. Lực và diện tích trên đó lực tác dụng.
D. Lực và khối lượng riêng của bề mặt.
Câu 2. Đơn vị của áp suất là
A. (Niutơn trên mét vuông)
B. Pa (Paxcan)
C. (Niutơn trên cen-ti-mét vuông)
D. Tất cả các đơn vi trên.
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Khi độ cao của cột chất lỏng trên một mặt nào đó………………………… áp suất do chất lỏng tác dụng lên mặt đó…………….
A. Giảm, tăng
B. Thay đổi, không thay đổi
C. Tăng, giảm
D. Tăng, Tăng
Câu 4. Móc một vật nặng vào một lực kế, số chỉ của lực kế là 2N. Nhúng chìm vật nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi thế nào?
A. Tăng lên 2 lần. B. Không thay đổi.
C. Giảm đi. D. Giảm đi 2 lần.
Câu 5. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một 1 hướng từ…………….
A. trái qua phải theo phương nằm ngang.
B. dưới lên trên theo phương thẳng đứng
C. trên xuống dưới theo phương thẳng đứng.
D. phải qua trái theo phương nằm ngang.
Câu 6. Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng. Những yếu nào sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Ác-si -mét:
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. Hình dáng của chậu đựng chất lỏng.
C. Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu.
D. B và C.
Câu 7. Trọng lượng riêng của chất lưu (chất lỏng hay chất khí) và lực đẩy Ác-si-mét có liên hệ với nhau. Khi trọng lượng riêng của chất lưu
A. tăng, lực đẩy giảm.
B. giảm, lực đẩy tăng.
C. tăng, lực đẩy giữ nguyên không đổi
D. giảm, lực đẩy giảm.
Câu 8. Một vật có trọng lượng bằng 8N trong không khí và bằng 7N ở trong nước. Trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m. Trọng lượng riêng của vật bằng
A. 7000N/m B. 8000N/m
C. 70000N/m D. 80000N/m
Câu 9. Một vật nặng 1800g có khối lượng riêng bằng 900kg/m. Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 1800kg/m. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích là
A. 1m . B. 2.10 m
C. 2.10 m D. 1.10 m
Câu 10. 1cm nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m) và 1cm chì (trọng lượng riêng 130000N/m) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm.
B. Bằng nhau.
C. Chì.
D. Không đủ dữ liệu để xác định.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | D | D | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | B | C | B |
Câu 8:
Trong không khí vật có trọng lượng là 8 N
Suy ra:
Trong nước lực đẩy acsimet tác dụng lên vật là 8 -7 = 1N
Thể tích của vật là:
Khối lượng riêng của vật là:
Chọn B
Câu 9:
Vật có thể tích bằng:
Chọn C
Câu 10:
Ta có:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:
Trong đó:
+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Do thể tích của nhôm và chì là như nhau và cùng được thả vào một bể nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau.
=> Lực đẩy tác dụng lên khối nhôm và chi là như nhau.
Chọn B
0 Nhận xét