Đề bài

Câu 1. Tại sao các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đổ đầy?


Câu 2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?


Câu 3. Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên?


Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

   a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị…..có thể gây ra….Vì….thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để…., một….đầu cầu thép phải đặt trên...

   b. Băng kép gồm 2 thanh….có bản chất….được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì….khác nhau nên băng kép bị….Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc... 

 

Câu 5. Em hãy đổi 10°F, 64°F, 112°F, 269°F ra °C.




















Lời giải chi tiết

Câu 1:

Các chai hoặc lọ nước ngọt không bao giờ được đổ đầy vì còn phải có chỗ cho nước ngọt trong chai dâng.

Câu 2:

Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh thành bên trong cốc dãn nở đột ngột, thành ngoài cốc chưa kịp nở hết, kết quả là khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng.

Câu 3:

Khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên là vì ban đầu thủy tinh tiếp xúc với nước nóng nở ra trước, thủy ngân chưa kịp nở nên tụt xuống. Sau đó thủy ngân cũng được truyền nhiệt thì nở ra nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân lại dâng lên.

Câu 4:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn.

b. Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh, do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc tạo ra các role nhiệt .

Câu 5:

+) 10°F = (10 - 32)/ 1,8 = -12,22°C.

+) 64°F = (64 - 32)/ 1,8 = 17,78°C.

+) 112°F = (112 - 32)/ 1,8 = 44,44°C.