Đề bài

Câu 1:

Để đo khối lượng nước, người ta dùng cân Rôbecvan và tiến hành hai giai đoạn sau:

- Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g, 10g, 5g.

- Đổ nước vào trong cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thay quả cân 10g bằng 50g, thêm 1 quả cân 5g. Tính khối lượng nước đã đổ vào cốc. 


Câu 2. Hãy tìm thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:

- Vật bị biến dạng.

- Chuyển động của vật thay đổi.

- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động. 


Câu 3. Hãy chỉ ra tác dụng của trọng lực (trọng lượng) lên các vật sau đây:

   a, Một thùng hàng treo lơ lửng trên cần cẩu.

   b, Vận động viên nhảy từ ván nhảy xuống hồ bơi.

  c, Một quả bóng được tung thẳng đứng lên cao.


Câu 4. Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Giải thích vì sao viên gạch đứng yên?


Câu 5. Một vật có khối lượng (hoặc trọng lượng) đã biết. Điền vào chỗ trống trong bảng (có dấu?).

Khối lượng

2,17 kg

12,5 g

         ?

3,1 tạ

Trọng lượng

?

?

26,7 N

?



































Lời giải chi tiết

Câu 1:

Khối lượng cốc không:

mo=50+10+5=65g

Khối lượng cốc không và nước:

M=100+50+5+5=160g

Khối lượng nước:

m=Mmo=16065=95g

Câu 2:

Thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:

- Vật bị biến dạng: Ta uốn chiếc thước bị cong.

- Chuyển động của vật thay đổi: Người đẩy chiếc xe chuyển động.

- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động: Vận động viên tennit  dùng vợt đánh vào quả bóng thì quả bóng vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.

Câu 3:

Tác dụng của trọng lực (trọng lượng) lên các vật sau đây:

a. Một thùng hàng treo lơ lửng trên cần cẩu: Trọng lực kéo thùng hàng xuống, dây cáp kéo thùng hàng lên.

b. Vận động viên nhảy từ ván nhảy xuống hồ bơi: Trọng lực làm vận động viên rơi xuống.

c. Một quả bóng được tung thẳng đứng lên cao: Quả bóng bị trọng lực làm nó chuyển động chậm dần rồi rơi xuống.

Câu 4:

 Viên gạch chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà. Hai lực trên có phương cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng viên gạch, vì vậy viên gạch đứng yên.

Câu 5:

Khối lượng

2,17 kg

12,5 g

2,67 kg

3,1 tạ

Trọng lượng

21,7 N

0,125 N

26,7 N

3100 N