II. ĐỀ BÀI
A. Trắc nghiệm khách quan ( 6 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng(từ câu 1->câu12)
Câu1 : Giới hạn đo của một thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. độ dài tuỳ ta chọn.
Câu 2: Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ
A. sức nặng của hộp sữa. B. thể tích của hộp sữa.
C. lượng sữa chứa trong hộp. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa.
Câu 3 : Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ?
A. 141cm3. B. 86cm3. C. 55cm3. D. 31cm3.
Câu4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây cách ghi nào đúng.
A.. 50 m . B. 500cm. C. 50 dm . D. 50,0 dm.
Câu 5: Lực nào sau đây không thể là trọng lực ?
A. Lực tác dụng lên một vật nặng đang rơi.
B. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
D. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
Câu 6: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng
A. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 7: Đặt một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Quyển sách chịu tác dụng của hai lực cân bằng là
A. lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên trên và lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.
B. lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.
C. trọng lực của quyển sách và lực ma sát giữa quyển sách với mặt bàn.
D. lực đỡ của mặt bàn và lực ma sát giữ quyển sách đứng yên trên mặt bàn.
Câu 8: Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa cân còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là :
A. 450g B. 900g C. 500g D. 200g
Câu 9: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng
A. của trọng lực có độ lớn 1N.
B. của trọng lực có độ lớn 10N.
C. của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi độ lớn 1N.
D. của trọng lực có độ lớn 10N và lực đàn hồi độ lớn 10N.
Câu 10: Hai lực cân bằng là hai lực
A. mạnh như nhau. B. cùng phương. C. cùng chiều.
D. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
Câu 11: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
Câu 12: Khi sử dụng bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng?
A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích bình chứa.
C. Thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
B. Tự luận ( 4 điểm)
Câu 13 (2 điểm) : Cho một bình chia độ, một hòn sỏi (bỏ lọt bình chia độ) và bình nước. Hãy nêu các bước để xác định thể tích của hòn sỏi.
Câu 14 (2 điểm) : Nêu 1 ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, và một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến dạng ?
0 Nhận xét