BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ Mã đề thi 942 Câu 1. Khi đặt vào hai đầu một mạch điện hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện qua mạch là 0,6A. Nếu hiệu điện thế tăng thêm 6V thì cường độ dòng điện qua dây là A. 1,8A. B. 1,2A. C. 0,8A. D. 1,6A. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế hai đầu dây. B. Cường độ dòng điện qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế hai đầu dây. C. Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế hai đầu dây. D. Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu dây. Câu 3. Điều nào sau đây đúng khi nói về điện trở của vật dẫn? A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn, được gọi là điện trở của vật. B. Đại lượng R đặc trưng cho khả năng cản trở chuyển động của dòng điện, được gọi là điện trở của vật. C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế, được gọi là điện trở của vật dẫn. D. Đại lượng R đặc trưng cho khả năng cản trở chuyển động của electron trong vật dẫn. Câu 4. Một bóng đèn khi sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua nó là 0,2A và hiệu điện thế hai đầu bóng là 4V. Điện trở của bóng đèn là A. 16Ω. B. 24Ω. C. 20Ω. D. 18Ω. Câu 5. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở và điện trở của chúng được xác định bởi A. U2 U1 = R2 R1 . B. U2.U1 = R2.R1. C. U2 U1 = R1 R2 . D. U1.R1 = U2.R2. Câu 6. Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 24Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch đó là: A. 18Ω. B. 36Ω. C. 30Ω. D. 12Ω. Câu 7. Hai điện trở R1 = 5Ω và R2 = 10Ω mắc nối tiếp nhau. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 0,2A. Phát biểu nào sau đây sai? A. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 3V. B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 0,2A. C. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là 1V. D. Điện trở tương đương của cả mạch là 15Ω. Câu 8. Hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 10Ω mắc song song nhau. Mắc tiếp điện trở R3 = 4Ω nối tiếp với cả hai điện trở trên. Điện trở tương đương của đoạn mạch là A. 8Ω. B. 12Ω. C. 10Ω. D. 16Ω. Câu 9. Công thức nào sau đây không phù hợp với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song? A. 1 Rm = 1 R1 + 1 R2 . B. Rm = R1.R2 R1 + R2 . C. U = U1 = U2. D. I = I1 = I2. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng về đoạn mạch có các điện trở mắc song song? A. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật. B. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua các vật dẫn bằng nhau. C. Trong đoạn mạch mắc song song, các điện trở có chung một điểm nối. D. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế hai đầu các điện trở bằng nhau. Câu 11. Một dây dẫn có chiều dài ` và điện trở R. Cắt dây thành hai phần bằng nhau. Sau đó mắc song song hai phần nói trên. Điện trở của mạch điện sau đó là A. 2R. B. R. C. R 2 . D. R 4 . Câu 12. Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu. Lần lượt đặt hiệu điện thế U vào hai đầu của các đoạn dây thì cường độ dòng điện thu được tương ứng là I1 = 1A và I2 = 2A. Tỉ số `1 `2 bằng A. 2. B. 1 4 . C. 1 2 . D. √ 2. Câu 13. Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là 0,6A. Nếu cắt bớt 1 4 chiều dài dây sau đó nối kín mạch thì cường độ dòng điện qua dây lúc này là A. 0,4A. B. 0,9A. C. 0,8A. D. 0,3A. Câu 14. Nếu đường kính tiết diện dây giảm 3 lần thì điện trở của dây dẫn đó A. giảm 9 lần. B. tăng 9 lần. C. tăng 3 lần. D. giảm 3 lần. Trang 1/2 Mã đề 942 Câu 15. Hai dây dẫn bằng bạc có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5mm2 và điện trở 10Ω. Dây thứ hai có điện trở 50Ω có diện tích tiết diện bằng A. 0,2 mm2 . B. 2,5 mm2 . C. 1 mm2 . D. 0,1 mm2 . Câu 16. Một dây dẫn bằng bạc (điện trở suất ρ = 1, 6.10−8Ωm) dài 10cm, điện trở 2Ω. Diện tích tiết diện của dây là A. 8.10−4 mm2 . B. 8.10−7 mm2 . C. 8.10−6 mm2 . D. 8.10−10 mm2 . Câu 17. Để tính toán điện trở suất của một vật hình trụ có điện trở R1, chiều dài `1 và diện tích tiết diện S 1 người ta có thể so sánh nó với dây dẫn có dạng hình trụ thứ hai. Dây thứ hai có điện trở R2, chiều dài `2 và diện tích tiết diện S 2, điện trở suất ρ2. Biểu thức so sánh nào sau đây đúng? A. ρ1 ρ2 = R1S 1`2 R2S 2`1 . B. ρ1 ρ2 = R2S 2`1 R1S 1`2 . C. ρ1 ρ2 = R1S 2`1 R2S 1`2 . D. ρ1 ρ2 = R2S 1`1 R1S 2`2 . Câu 18. Một dây dẫn hợp kim có chiều dài 100m, diện tích tiết diện 1,2mm2 có điện trở 42Ω. Điện trở suất của vật liệu làm dây là A. 4, 05.10−7Ωm. B. 4, 05.10−8Ωm. C. 5, 04.10−8Ωm. D. 5, 04.10−7Ωm. Câu 19. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 6V. Khi đèn sáng bình thường, cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A. Để dùng bóng đèn này với hiệu điện thế 12V người ta mắc nối tiếp nó với một biến trở. Giá trị lớn nhất tối thiểu của biến trở phải bằng A. 14Ω. B. 10Ω. C. 12Ω. D. 16Ω. Câu 20. Trên một biến trở có ghi (50 Ω − 2,5A). Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở là A. 250V. B. 52,5V. C. 125V. D. 200V. Câu 21. Biến trở con chạy được tạo thành dựa trên nguyên lý A. điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. B. điện trở tỉ lệ thuận với diện tích tiết diện dây dẫn. C. điện trở tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện dây dẫn. D. điện trở tỉ lệ nghịch với chiều dài dây dẫn. Câu 22. Trên một thiết bị điện có ghi Uđm − Pđm. Điện trở của thiết bị tính bởi công thức A. R = Pđm Uđm . B. R = P 2 đm Uđm . C. R = Uđm Pđm . D. R = U 2 đm Pđm . Câu 23. Công suất của dòng điện A. cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện. B. cho biết công do dòng điện sinh ra trong 1 giây. C. cho biết dòng điện bị cản trở nhiều hay ít. D. cho biết dòng điện có tác dụng nhiều hay ít. Câu 24. Khi có dòng điện với cường độ I đi qua điện trở R = 30Ω thì công suất tiêu thụ của điện trở là 1000W. Cường độ dòng điện I gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau? A. 5,6 A. B. 5,4 A. C. 5,8 A. D. 5,2 A. Câu 25. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện năng? A. Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. B. Điện năng tiêu thụ tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn. C. Ở nồi cơm điện, điện năng chủ yếu được chuyển hóa thành nhiệt năng. D. Dòng điện mang năng lượng, năng lượng của dòng điện gọi là điện năng. Câu 26. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu một thiết bị thì cường độ dòng điện qua thiết bị đó là 4A. Sau bao lâu thiết bị tiêu thụ lượng điện năng 5,28 kWh? A. 6 giờ. B. 60 phút. C. 3 giờ. D. 30 phút. Câu 27. Một bếp điện tiêu thụ điện năng 480 kJ trong 20 phút khi mắc vào hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau? A. 2,4 A. B. 1,5 A. C. 1,8 A. D. 2,1 A. Câu 28. Khi tăng cường độ dòng điện qua điện trở lên 3 lần thì nhiệt lượng thu sau cùng một khoảng thời gian A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 3 lần. D. tăng 6 lần. Câu 29. Dụng cụ, thiết bị điện hoạt động dựa trên hiệu ứng Joule - Lenz là A. đèn LED. B. quạt điện. C. bếp điện. D. chuông điện. Câu 30. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở 100Ω khi có dòng điện 2A chạy qua trong 30s là A. 30 kJ. B. 12 kJ. C. 24 kJ. D. 36 k