Trang 1 PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?  Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát.  Các vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật nhẹ khác. Câu 2: Kể tên và nêu kí hiệu của các loại điện tích đã học. Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa, điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô đƣợc qui ƣớc nhƣ thế nào?  Có hai loại điện tích: điện tích dương (+), điện tích âm ().  Qui ước:  Điện tích thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).  Điện tích thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (). Câu 3: Khi nào các vật nhiễm điện đẩy nhau? Khi nào các vật nhiễm điện hút nhau? Khi nào một vật sẽ nhiễm điện dƣơng? Khi nào một vật sẽ nhiễm điện âm?  Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.  Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.  Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron.  Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron. Câu 4: Trình bày sơ lƣợc về cấu tạo của nguyên tử.  Nguyên tử gồm hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành vỏ nguyên tử mang điện tích âm.  Bình thường nguyên tử trung hòa về điện (nghĩa là: tổng điện tích dương của hạt nhân bằng tổng điện tích âm của các electron).  Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Câu 5: Nguồn điện dùng để làm gì? Cho ví dụ một số nguồn điện trong đời sống. Mỗi nguồn điện đều có chung đặc điểm là gì? Điều kiện để có dòng điện chạy trong mạch điện là gì?  Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động. (VD: pin, acquy, ổ cắm điện, máy phát điện,...)  Đặc điểm của mỗi nguồn điện là có đều có hai cực: cực dương (+) và cực âm ().  Điều kiện để có dòng điện chạy trong mạch điện: dòng điện chỉ chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. TRƢỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HKII MÔN: VẬT LÝ 7 NĂM HỌC: 2018 - 2019 Họ tên: Lớp: 7/ Trang 2 Câu 6: Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?  Dòng điện: là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.  Dòng điện trong kim loại: là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Câu 7: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ với mỗi loại.  Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua. (VD: bạc, đồng, chì, sắt, nước thường dùng,…)  Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua. (VD: sứ, nhựa, gỗ, nước nguyên chất,…) Câu 8: Sơ đồ mạch điện là gì? Sơ đồ mạch điện cò công dụng gì? Nêu qui ƣớc về chiều dòng điện trong mạch điện.  Sơ đồ mạch điện: là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng kí hiệu của các bộ phận mạch điện.  Công dụng của sơ đồ mạch điện: mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp thành mạch điện tương ứng.  Qui ƣớc chiều dòng điện: chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. (Lưu ý: Chiều dòng điện theo qui ước ngược lại so với chiều dịch chuyển của các electron tự do trong kim loại.) Câu 9: Trình bày về các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng của dòng điện nêu một số ứng dụng trong thực tế.  Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn bị nóng lên, nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. (Ứng dụng trong: Bàn ủi, máy sấy tóc, nồi cơm điện, ấm điện, bóng đèn dây tóc,...)  Tác dụng phát sáng: dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang (đèn Led), mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. (Ứng dụng trong: bóng đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang (đèn Led), đèn báo của tivi,...)  Tác dụng từ: dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép. (Ứng dụng trong: nam châm điện, chuông điện, cần cẩu dùng nam châm điện,...)  Tác dụng hóa học: dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. (Ứng dụng trong: kĩ thuật xi (mạ) điện cho kim loại, nữ trang...)  Tác dụng sinh lí: dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật, gây ra một số biểu hiện như: cơ co giật, tim ngừng đập, tê liệt thần kinh,… (Ứng dụng trong: châm cứu điện, máy kích điện tim, các loại máy massage vật lý trị liệu,...) Câu 10: Cƣờng độ dòng điện cho biết điều gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của cƣờng độ dòng điện.  Cƣờng độ dòng điện: cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện.  Kí hiệu của cƣờng độ dòng điện là: I  Đơn vị của cƣờng độ dòng điện là: ampe (A), miliampe (mA). 1 A = 1000 mA ( A mA x 1000  ) ; 1 mA = 0,001 A ( mA   A : 1000 ) Trang 3 Câu 11: Hiệu điện thế đƣợc tạo ra ở đâu? Nêu kí hiệu và đơn vị của hiệu điện thế.  Hiệu điện thế: được tạo ra giữa hai cực của nguồn điện.  Kí hiệu của hiệu điện thế là: U  Đơn vị của hiệu điện thế là: kilôvôn (kV), vôn (V), milivôn (mV). 1 kV = 1000 V ( kV V x 1000  ) ; 1 V = 0,001 kV ( V  kV : 1000 ) 1 V = 1000 mV ( V mV x 1000  ) ; 1 mV = 0,001 V ( mV  V : 1000 ) Câu 12: Muốn đo cƣờng độ dòng điện, đo hiệu điện thế phải dùng dụng cụ gì? Nêu cách mắc các dụng cụ đó vào trong mạch điện.  Dụng cụ dùng để đo cƣờng độ dòng điện: là ampe kế.  Cách mắc ampe kế vào mạch điện: mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo cường độ dòng điện, sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực (+) của nguồn điện  Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế: là vôn kế.  Cách mắc vôn kế vào mạch điện: mắc vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế, sao cho chốt (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn điện. Câu 13: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì?  Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện: cho biết giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch. (Ví dụ: Trên vỏ một acquy có ghi 12 V, số đó cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi chưa mắc vào mạch là 12 V)  Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện: cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. (Ví dụ: Trên một bóng đèn có ghi 220 V, số đó cho biết hiệu điện thế định mức để bóng đèn đó hoạt động bình thường là 220 V) Câu 14: Đoạn mạch mắc nối tiếp có những đặc điểm gì? Trong đoạn mạch mắc nối tiếp:  Cường độ dòng điện có giá trị bằng nhau tại các vị trí khác nhau của đoạn mạch: I = I1 = I2  Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế thành phần: U = U1 + U2 Trang 4 PHẦN II: BÀI TẬP. Bài 1: Bên dưới các xe chở xăng (dầu), người ta thường treo một sợi dây xích bằng sắt để nối thùng xe có chứa xăng (dầu) với mặt đường (phần khoanh tròn trong hình 1). Theo em, tại sao cần phải làm như vậy? ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... Hình 1 Bài 2: (HKII 08 - 09) Hạt nhân trong một nguyên tử canxi có điện tích là +20e. Vỏ nguyên tử canxi này có tổng điện tích là 18e. Nguyên tử này đã trở thành hạt mang điện tích gì? Vì sao? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Bài 3: Hình 2 là sơ đồ cấu tạo đơn giản của một nguyên tử. Hãy cho biết: a/. Nguyên tử này có bao nhiêu điện tích dương, điện tích âm? ................................................................................................... ................................................................................................... b/. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương có tên gọi là gì? Hạt mang điện tích âm có tên gọi là gì? ................................................................................................... ................................................................................................... Hình 2 Bài 4: Cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào mảnh vải khô. Hỏi: a/. Theo qui ước, thanh nhựa sẫm màu sẽ bị nhiễm điện loại gì? Lúc này, thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt đi electron? b/. Mảnh vải khô đã nhận thêm hay mất bớt đi electron? Lúc này, mảnh vải khô sẽ bị nhiễm điện loại gì? c/. Electron đã di chuyển từ vật nào sang vật nào? Thanh nhựa sẫm màu và mảnh vải khô sau khi cọ xát nếu đưa lại gần nhau thì sẽ hút hay đẩy nhau? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. - Trang 5 Bài 5: (HKII 10 - 11) Thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với lụa đưa lại gần vật A, thì thấy thanh thủy tinh bị vật A đẩy ra xa. Hỏi vật A đang nhiễm điện loại gì? Vì sao? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Bài 6: (HKII 08 - 09) Hai quả cầu nhẹ A và B treo gần nhau bằng hai sợi chỉ tơ mảnh, người ta thấy chúng hút nhau, làm hai sợi chỉ tơ bị lệch như hình 3. a/. Hỏi hai quả cầu A và B có cần bị nhiễm điện đồng thời (cùng bị nhiễm điện) hay không? b/. Hãy chỉ ra tất cả các trạng thái nhiễm điện, hoặc không nhiễm điện có thể xảy ra của A và B để chúng hút nhau. Hình 3 .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Bài 7: Hình 4 mô tả các bộ phận của bóng đèn dây tóc và dây dẫn điện có phích cắm. Dựa vào hình vẽ và cho biết: a/. Các bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện là: ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... b/. Các bộ phận làm bằng vật liệu cách điện là: ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... Hình 4 Bài 8: Các thiết bị trong những hình dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? a/. Đèn Led (tác dụng…………………) b/. Bàn ủi (tác dụng…………………) Trang 6 c/. Cần cẩu nam châm điện (tác dụng…………………) d/. Máy xi (mạ) nữ trang (tác dụng…………………) e/. Máy châm cứu điện (tác dụng…………………) f/. Máy kích điện tim (tác dụng…………………) Bài 9: (HKII 08 - 09) Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi: a/. Công nghệ này đã ứng dụng tác dụng nào của dòng điện? b/. Người ấy phải dùng dung dịch gì? Cái nhẫn sắt phải nối với cực nào của nguồn điện? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Bài 10: (HKII 09 - 10) Người ta dựa vào tác dụng gì của dòng điện để có thể mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ? Phải chọn dung dịch gì? Vỏ đồng hồ phải nối với cực nào của nguồn điện? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Bài 11: Xét mạch điện kín với các dây dẫn làm bằng đồng. Hỏi: a/. Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này, thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện? b/. Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do ở trên như thế nào so với chiều qui ước của dòng điện? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Trang 7 Bài 12: Dùng kí hiệu của các bộ phận mạch điện, hãy vẽ sơ đồ cho các mạch điện bên dưới và xác định chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện đó. Mạch điện Sơ đồ mạch điện a/. b/. Đèn 1 mắc …………………… với đèn 2 c/. Đèn 1 mắc …………………… với đèn 2 Bài 13: (HKII 06 - 07). a/. Dùng kí hiệu của các bộ phận mạch điện, hãy vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện chạy trong sơ đồ vừa vẽ. Mạch điện Sơ đồ mạch điện b/. Hãy cho biết: Các đèn 1, 2 và 3 được mắc với nhau như thế nào? .............................................................................................................................................................. Trang 8 Bài 14: Cho sơ đồ mạch điện như hình 5. Hỏi phải đóng và mở các công tắc nào trong mạch điện để: a/. Chỉ có Đ1 sáng:.................................................................... b/. Chỉ có Đ2 sáng:................................................................... c/. Cả hai đèn đều sáng:........................................................... Hình 5 Bài 15: (HKII 07 - 08). Cho sơ đồ mạch điện như hình 6. a/. Khi K và K1 đóng. Hãy cho biết đèn nào sáng? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. b/. Khi K, K1 và K2 đều đóng, nhưng đèn Đ3 bị đứt dây tóc thì các đèn còn lại sẽ như thế nào? Vì sao? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Hình 6 c/. Từ sơ đồ mạch điện ở hình 6, em hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện này khi có mắc thêm các dụng cụ sau:  Ampe kế A1 để đo cường độ dòng điện qua Đ1.  Ampe kế A2 để đo cường độ dòng điện qua Đ2.  Vôn kế V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu Đ3. Vẽ lại sơ đồ mạch điện Bài 16: (HKII 09 - 10) Hãy chỉ ra những chỗ sai trong sơ đồ mạch điện ở hình 7 dưới đây, sau đó vẽ lại sơ đồ mạch điện khác để các bộ phận sai được mắc đúng trở lại. Vẽ lại sơ đồ mạch điện đúng Hình 7 Các chỗ sai trong sơ đồ mạch điện trên là: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... Bài 17: Đổi các đơn vị sau: a/. 2,4 A = ………………….… mA b/. 300 mA = ………………… A c/. 450 V = …………………… mV d/. 500 kV = ……………………V e/. 2,5 kV = …………………….mV f/. 90 mA = …………………… A g/. 220 V = ………………… mV h/. 400 mV = ………………..V i/. 0,5 A = ……………………mA j/. 280 mA = ………………… A k/. 12,5 V = ……………………mV l/. 110 V = ……………………kV Trang 9 Bài 18: a/. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5 A. Nếu cho dòng điện có cường độ: 0,7 A ; 0,4 A ; 0,45 A và 0,48 A chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sẽ sáng nhất? .............................................................................................................................................................. b/. Một bóng đèn có hiệu điện định mức là 220 V. Nếu đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế: 110 V ; 220 V; 300 V và 200 V thì trường hợp nào dây tóc bóng đèn bị đứt? .............................................................................................................................................................. Bài 19: (HKII 10 - 11) Cho sơ đồ mạch điện như hình 9. a/. Biết I1 = 1,2 A. Tính I2= ? (A). b/. Biết U12 = 1,25 V; U23 = 3,75 V. Tính U13 = ? (V). c/. Biết U13 = 7,5 V; U23 = 3,5 V. Tính U12 = ? (V). Hình 9 ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ d/. Có 1 ampe kế A và 3 vôn kế V1, V2, V3. Hãy mắc thêm các dụng cụ này vào sơ đồ mạch điện ở hình 9 theo các yêu cầu sau:  Ampe kế A dùng để đo cường độ dòng điện qua đèn 1.  Vôn kế 1 dùng để đo hiệu điện thế hai đầu đèn 1, vôn kế 2 dùng để đo hiệu điện thế hai đầu đèn 2, vôn kế 3 dùng để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. (Lưu ý: có ghi chốt (+), () cho các dụng cụ đo). Vẽ lại sơ đồ mạch điện hình 9 Bài 20: (HKII 11 - 12) Cho các dụng cụ sau: nguồn điện có 2 pin, khóa K, 2 đèn Đ1 và Đ2 , ampe kế A và vôn kế V. a/. Vẽ sơ đồ mạch điện nối tiếp gồm nguồn điện có 2 pin, khóa K đóng, hai đèn Đ1 và Đ2 , ampe kế. Vôn kế V mắc để đo hiệu điện thế của đèn Đ1. (Yêu cầu trong sơ đồ mạch điện phải có kí hiệu: cực (+), () cho nguồn điện, chốt (+), () cho ampe kế và vôn kế, có đánh dấu chiều dòng điện.) Sơ đồ mạch điện. b/. Ampe kế A chỉ 0,15 A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là bao nhiêu? Giải thích. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Trang 10 Bài 21: (HKII 13 - 14) Mạch điện gồm: nguồn điện 2 pin, khóa K, 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, 1 ampe kế mắc vào mạch để đo cường độ dòng điện qua mạch. a/. Vẽ sơ đồ mạch điện khi khóa K đóng và có vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch. b/. Ampe kế chỉ 0,3 A. Hỏi cường độ dòng điện qua các bóng đèn bao nhiêu? Vì sao? c/. Hiệu điện thế cả hai đầu bóng đèn Đ1 và Đ2 là 3 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là 1,2 V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Bài 22: Hình 10 a/. Dụng cụ đo ở hình 10 tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó? Dụng cụ này có công dụng gì? ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. b/. Hãy cho biết:  GHĐ của dụng cụ:…………………………..  ĐCNN của dụng cụ:…………………….…..  Kim của dụng cụ đang chỉ giá trị:………….. Hình 11 c/. Dụng cụ đo ở hình 11 tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó? Dụng cụ này có công dụng gì? ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. d/. Hãy cho biết:  GHĐ của dụng cụ:…………………………..  ĐCNN của dụng cụ:…………………….…..  Kim của dụng cụ đang chỉ giá trị:………….. -------- CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI HỌC KÌ II ! Trang 11 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2,0 điểm) Đổi đơn vị: a. 0,15 V = …..……. mV b. 800 V = …..……. kV c. 1,725 A = ………. mA d. 240 mA = ………. A Câu 2: (2,5 điểm) Hình bên có hai dụng cụ đo điện hình 1 và hình 2. a/. Tên gọi của hai dụng cụ này là gì? Cho biết công dụng của mỗi dụng cụ. b/. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi dụng cụ. c/. Kim của mỗi dụng cụ đang chỉ số đo bao nhiêu? Câu 3: (2,0 điểm) Dòng điện là gì? Dòng điện gây ra các tác dụng nào? Người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện trong kỹ thuật xi, mạ điện? Câu 4: (2,0 điểm) a/. Thế nào là chất dẫn điện? Chất cách điện? b/. Cho các chất sau đây: đồng, thủy tinh, ruột viết chì, gỗ khô, nước nguyên chất, nước thường dùng, nước muối, cao su. Em hãy cho biết chất nào là chất dẫn điện? Chất nào là chất cách điện? Câu 5: (1,5 điểm) (Nguồn: theo wikipedia) Nhà vật lý J. J. Thomson, thông qua nghiên cứu trên chùm tia ca tốt năm 1897, đã phát hiện ra electron và kết luận rằng chúng là một thành phần của mỗi nguyên tử. Do vậy ông vượt qua niềm tin lâu nay cho rằng nguyên tử là những hạt vô hình, không thể phân chia của vật chất. Năm 1909, Ernest Rutherford (Rơ – đơ – pho) sử dụng tia alpha—lúc đó người ta đã biết là nguyên tử điện tích dương của heli—bắn phá một lá vàng và nhận thấy phần lớn hạt alpha đi thẳng qua lá vàng và từ đó tạo ra một lóe sáng trên màn hứng phía sau nó. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng có cấu trúc với nhiều khoảng trống. Nhưng các lóe sáng nhỏ xíu cũng được nhìn thấy ở những phần khác của màn hứng, đôi khi ở phía trước lá vàng. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng làm lệch hướng, hay ―tán xạ‖ các hạt alpha với góc tán xạ lớn tới mức một số hạt này bị bật trở lại phía nguồn. Dựa trên những quan sát này, Rutherford đề xuất một mẫu nguyên tử mang tên ông. Mẫu này còn được gọi là mẫu Nguyên tử có hạt nhân (hình vẽ) Kết hợp kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Theo Rutherford thì hạt nhân nằm ở vị trí nào trong nguyên tử? Hạt nhân mang điện tích gì? b. Vỏ nguyên tử mang điện tích gì? Tổng điện tích của lớp vỏ nguyên tử có độ lớn (giá trị tuyệt đối) như thế nào điện tích hạt nhân? --- HẾT--- Hình 1 Hình 2 ĐỀ CHÍNH THỨC Trang 12 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 2: (2,0 điểm) Hãy cho biết tên, ký hiệu hai loại điện tích và tác dụng qua lại của chúng. Quả cầu mang điện tích (+) bị vật A hút, vật B đẩy (hình H.3, H.4). Em cho biết vật A, B có nhiễm điện không? Nếu có thì chúng nhiễm điện gì? Câu 3: (2,0 điểm) Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Nguồn điện dùng để làm gì? Hãy kể tên một nguồn điện thực tế trong cuộc sống mà em biết. Chất cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Cho 1 ví dụ về chất này. Câu 4: (2,0 điểm) Quan sát các dụng cụ dùng điện ở hình H.5, H.6, H.7 và H.8 và cho biết các dụng cụ này hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Câu 5: (2,0 điểm) Cho sơ đồ mạch điện như H.9. Em hãy cho biết đèn nào sáng hay tắt khi: a/. K1 đóng, K2 và K3 mở. Vẽ lại sơ đồ lúc này. b/. K2 đóng, K1 và K3 mở. Vẽ lại sơ đồ lúc này. c/. K1 và K2 đóng, K3 mở. d/. K1, K2 và K3 đều đóng. --- HẾT --- Câu 1: (2,0 điểm) Hãy cho biết tên các dụng cụ trong các hình H.1, H.2? Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện? dùng đo hiệu điện thế? Vì sao khi đo cường độ dòng điện ta không được mắc trực tiếp dụng cụ đó vào hai cực của nguồn điện? ĐỀ CHÍNH THỨC H.3 Vật B + Vật A + H.4 H.5 – Bàn ủi điện H.6 – Máy châm cứu điện H.7 – Xi mạ điện H.8 – Chuông điện H.9 H.1 H.2 Trang 13 Câu 1: (2,0 điểm) Trong giờ thực hành thí nghiệm chương Điện học môn Vật lí lớp 7, các bạn học sinh thường sử dụng hai loại dụng cụ đo điện như hình 1 và hình 2. a. Em hãy cho biết tên của hai dụng cụ đo điện trên và công dụng của chúng? b. Cho biết giới hạn đo của mỗi dụng cụ. Kim trên mặt số của mỗi dụng cụ đang chỉ giá trị bao nhiêu? Câu 2: (2,0 điểm) Sơ đồ mạch điện nhằm mô tả mạch điện dưới dạng các ký hiệu hình vẽ. Muốn mạch điện hoạt động an toàn và hiệu quả thì khi lắp đặt mạch điện, người thợ điện cần thực hiện theo sơ đồ mạch điện được vẽ tương ứng với mạch điện cần lắp. Hình 3 là một mạch điện đã được bạn An lắp đặt để làm sáng các bóng đèn. a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương ứng với mạch điện trên và ký hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch. b. Nêu quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Câu 3: (2,0 điểm) Trong thực tế có nhiều cách để làm một vật trung hòa về điện trở thành vật nhiễm điện. Bạn Mai dùng một thanh thủy tinh cọ xát với mảnh lụa, sau khi cọ xát bạn ấy đưa thanh thủy tinh này lại gần một thước nhựa nhiễm điện âm. Em hãy cho biết: a. Hiện tượng xảy ra giữa thanh thủy tinh và thước nhựa, giải thích hiện tượng đó. b. Khi cọ xát thanh thủy tinh với mảnh lụa thì vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH (Đề gồm 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Hình 3 Hình 1 Hình 2 Trang 14 Câu 4: (2,0 điểm) Trong kỹ thuật điện, khi cần nối hai dây dẫn hoặc nối dây dẫn vào ổ cắm điện thì người thợ phải tuốt bỏ một phần vỏ bên ngoài của một đầu dây dẫn như hình 4. Em hãy cho biết: a. Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? b. Vì sao phần lõi dây điện thường được làm từ chất liệu đồng? c. Phần vỏ bọc bên ngoài dây điện thường được làm từ chất liệu gì? Vỏ dây có có vai trò gì? Câu 5: (2,0 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5. Khi khóa K đóng, các đèn Đ1 và Đ2 đều sáng. a. Hãy so sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn. b. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là UAC = 4,8 V, hiệu điện thế giữa hai điểm B, C là UBC = 2,5 V. Tính hiệu điện thế UAB giữa hai điểm A và B. ----- Hết ----- A Đ1 Đ2 K + - Hình 5 B C Hình 4 Vỏ dây Lõi dây