Bài 2 Nguyên tử
MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ RUTHERFORD - BOHR
Câu hỏi 1. Những đối tượng nào trong Hình 2.1 ta có thể quan sát bằng mắt thường? Bằng kính lúp? Bằng kính hiển vi?
Hướng dẫn giải :
Trong những đối tượng trong hình trên:
- Đối tượng có thể quan sát bằng mắt thường: ruột bút chì 0,5mm.
- Đối tượng có thể quan sát bằng kính lúp: hạt bụi trong không khí.
- Đối tượng có thể quan sát bằng kính hiển vi: tế bào máu, vi khuẩn.
Câu hỏi 2. Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung gì về cấu tạo?
Hướng dẫn giải :
Khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung về cấu tạo là : đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ bé và liên kết với nhau.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu hỏi 3. Theo Rutherford - Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Theo Rutherford - Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm:
(1) Hạt nhân bên trong.
- Chứa các hạt proton (p) mang điện tích dương.
- Mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương, quy ước là +1.
(2) Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện tích âm.
- Mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm, quy ước là -1.
Câu hỏi 4. Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu:
a) điện tích hạt nhân nguyên tử?
b) lớp electron?
c) electron trên mỗi lớp?
Quan sát Hình 2.5, ta thấy :
Nguyên tử nitrogen có:
- 7 điện tích hạt nhân.
- 2 lớp electron.
- Lớp 1 có 2 electron, lớp 2 có 5 electron.
Nguyên tử potassium có:
- 19 điện tích hạt nhân.
- 4 lớp electron.
- Lớp 1 có 2 electron, lớp 2 có 8 electron, lớp 3 có 8 electron, lớp 4 có 1 electron.
Câu hỏi 5. Tại sao nguyên tử trung hoà về điện?
Nguyên tử trung hoà về điện vì trong mỗi nguyên tử, số hạt proton (+) và electron (-) luôn bằng nhau.
Câu hỏi 1. Cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh hoạ sau:
Các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh hoạ:
- Hạt nhân: gồm các proton mang điện tích âm và neutron không mang điện.
- Lớp electron.
- Electron mang điện tích dương.
Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì cần thêm bao nhiêu electron nữa?
Số đơn vị điện tích hạt nhân | Số proton | Số electron trong nguyên tử | Số electron ở lớp ngoài cùng |
8 | 8 | 8 | 6 |
Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì không cần thêm electron.
2. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Câu hỏi 6. Vì sao người ta thường dùng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử?
Người ta thường dùng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử vì:
- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các loại hạt và khối lượng này là rất nhỏ.
- Phải sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử (amu) để biểu thị: 1 amu = 1,6606 x 10-24 gam.
0 Nhận xét