Hơi rượu được dẫn qua ống sinh hàn để chuyển sinh thành dạng lỏng => thu được rượu
Dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới.
Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.
Bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết ?
Lấy nam châm hút hết sắt còn lại là nhôm
+ Ống nghiệm nào sau khi đun không thấy dấu hiệu nào, đó là nước tinh khiết
Bài 1. Hoá học là gì?
1. Hoá học là gì?
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất.
Hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Được gọi là hiện tượng vật lí.
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học
+ Thí nghiệm 1:
dung dịch đồng sunfat tác dụng dung dịch natri hiđroxit
CuSO4 + 2NaOH + => Cu(OH)2↓+ Na2SO4
Hiện tượng : Có sản phẩm đồng hidroxit Cu(OH)2↓ kết tủa màu xanh đậm xuất hiện
+ Thí nghiệm 2:
Sắt tác dụng với axit clohiđric
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
Hiện tượng : Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng (H2↑)
Video : https://youtu.be/ZgSnaI3MsMc
Bài 2: Chất
1. Vật thể - Chất
- Tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta là vật thể.
- Vật thể tự nhiên => Chất
VD: Cây mía => đường, nước, xenlulozơ
- Vật thể nhân tạo => Vật liệu => chất.
Ví dụ : Cái bàn => Gỗ => Xenlulozơ, ...
II. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác.
- Các cách nhận biết:
+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài như màu sắc, trạng thái.
+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,..
+ Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…
III. Chất tinh khiết
1. Chất tinh khiết
- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác
- Chất tinh khiết có những tính chất nhất định.
Ví dụ: Nước cất
Nước cất có nhiệt độ sôi 100 dộ C, nhiệt độ đóng băng 0 độ C, khối lượng riêng 1000kg/m3
2. Hỗn hợp :
- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Ví dụ: Nước biển, nước khoáng,
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.
- Một số phương pháp tách chất, dựa vào tính chất vật lý của chất như: chưng cất, cô cạn, lọc …
Chưng cất : là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng, khí khác nhau thành các cấu tử riêng biệt, dựa vào độ bay hơi khác nhau sẽ đưa đến hóa chất tinh khiết hơn.
Cô cạn dung dịch: là làm bay hơi hết nước trong dung dịch, giống như nước biển đem đi cô cạn thì còn lại muối ấy.
Lọc: sử dụng để tách chất rắn từ chất lỏng hoặc khí bằng cách sử dụng một phương tiện lọc cho phép chất lỏng đi qua, nhưng không phải chất rắn.
Thí nghiệm :
Khí Cacbonđioxit + Canxi Hidroxit (nước vôi trong) → canxi cacbonat( kết tủa) + nước
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Thí nghiệm :
Khí nitơ hóa lỏng ở -196oC, Oxy hóa lỏng ở -183 oC có màu xanh nhạt
Độ 0 tuyệt đối là -273,15°C (0K hay -459,67°F)
-273,15°C --- Nitơ đóng băng --- -210°C --- Nitơ lỏng --- -196oC --- Nitơ khí --- +∞oC
Video :
https://www.youtube.com/watch?v=huXcSshZA4I
Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?
+ Hạ thấp nhiệt độ xuống -200oC để hóa lỏng không khí.
+ Sau đó nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên đến -196oC
=> Nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến - 183oC mới sôi, tách riêng được hai khí.
Bài 3: Thực hành Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp
1. Thí nghiệm 1
Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh
Hiện tượng:
Parafin nóng chảy (47- 65°C) => nước sôi (100°C) < lưu huỳnh nóng chảy (113°C)
Video : https://www.youtube.com/watch?v=hMaA-GvpXyM
2. Thí nghiệm 2
Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
Cách tiến hành:
Hoà tan hỗn hợp trên vào nước.
Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối , còn cát ở trên giấy.
Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.
Bài 0)
Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi = 78,3 độ C và tan nhiều trong nước.
Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?
Đem hỗn hợp cồn và nước đun lên đến 80 độ C
Cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên sẽ bay hơi.
Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những giọt cồn lỏng.
Chất lỏng còn lại trong lọ ban đầu là nước
Bài 1) Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?Hướng dẫn giải:
Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới.
Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.
Bài 2) Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết ?
Hướng dẫn giải:
Cho hỗn hợp bột kim loại vào dung dịch NaOH dư.
Al phản ứng hoàn toàn với NaOH dư tạo thành dung dịch, Fe không phản ứng.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Lọc lấy bột sắt và rửa sạch thu được bột sắt tinh khiết.
Bài 4: Nguyên tử - Lý thuyết Hóa 8
1. Khái niệm về nguyên tử
- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên chất
Theo Rutherford - Bohr :
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân chứa các proton (p) mang điện tích dương (+1) và các neutron (n) không mang điện
+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện tích âm (-1) xếp thành từng lớp chuyển động xung quanh hạt nhân
- Bình thường nguyên tử trung hòa về điện : Trong nguyên tử số proton bằng số electron
- Proton và nơtron có cùng khối lượng, khối lượng của electron rất bé không đáng kể. Do đó khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
Video : https://www.youtube.com/watch?v=b3RZiO1PKAo
Quỳ tím hay được gọi là giấy quỳ - loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Loại giấy này ban đầu có màu tím được sử dụng trong thí nghiệm hóa học và đo độ pH. Sau khi sử dụng, giấy quỳ sẽ biến đổi thành màu khác.
Đo độ pH nhanh đó là điều giấy quỳ có thể làm được. Tuy nhiên, kết quả đo pH kiểu quỳ tím chỉ tương đối chứ không chính xác 100%. Để đo với độ chính xác nhất ta cần sử dụng máy đo pH sẽ cho ta độ chính xác cao.
I. Khái niệm nguyên tố hóa học
1. Định nghĩa
+ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
Các nguyên tử cùng 1 nguyên tố đều có tính chất hóa học như nhau.
Hiện nay có 118 NTHH , trong đó 98 nguyên tố tìm thấy trong tự nhiên, số còn lại do con người tạo ra từ các phản ứng hạt nhân
2. Kí hiệu hóa học.
Ký hiệu hóa học biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó
Ký hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái (Chữ cái đầu tiên được viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường)
Ví dụ: H, Ca, Mg, Fe
II. Nguyên tử khối
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC)
- Quy ước: Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (đvC). Dựa theo đơn vị này để tính khối lượng nguyên tử.
Ví dụ:
C = 12 đvC
H = 1 đvC
O = 16 đvC
Fe = 56 đvC
Ca = 40 đvC
Ví dụ: Khối lượng nguyên tử Cacbon
1 đvC = 0,16.10-23g
=> MC = 1,9926.10-23 g = 12 đvC
3. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Hiện nay có 118 NTHH , trong đó 98 nguyên tố tìm thấy trong tự nhiên, số còn lại do con người tạo ra từ các phản ứng hạt nhân
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái Đất.
Bảng tuần hoàn hóa học : link
Số hiệu của nguyên tử : số điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Và cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỷ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỷ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử
I. Đơn chất
1. Đơn chất
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố hóa học
VD: Khí O2 , Khí N2, S, P, Fe , Cu, Ag , Au
Đơn chất gồm
Đơn chất kim loại: thường dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim.
Đơn chất phi kim: không dẫn nhiệt, không dẫn điện và thường không có ánh kim.
Ví dụ :
Sắt (Fe, )Nhôm (Al) , Vàng (Au), ...
Lưu huỳnh (S), Oxy (O2), than hoạt tính (C), Khí Hydro (H2)
2. Đặc điểm cấu tạo
Trong đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít lại với nhau và theo một trật tự nhất định.
Trong đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
II. Hợp chất
Hợp chất là những chất cấu tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học trở lên
Hợp chất NH3
Hợp chất gồm:
Hơp chất vô cơ: H2O, NaCl, NaOH, H2SO4, Na2CO3, KMnO4, NaCl, ….
Hợp chất hữu cơ: CH4, C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO, C6H12O6, …
III. Phân tử
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất
Những nguyên tố kim loại: Na, K, Mg, Cu, Al, Fe… là phân tử đơn nguyên tử
Chất H2O (Nước) Phân tử H2O
Phân tử khối: Phân tử khối là khối lượng một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon
Khối lượng phân tử O2 là : 16 x 2 = 32
Khối lượng phân tử H2SO4 là : (2 x 1) + 32 + (16 x 4) = 98
4. Trạng thái của chất
+ Rắn: các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
+ Lỏng: các hạt xếp sát nhau và trượt lên nhau.
+ Khí: các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.
Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac
- Bỏ một mẩu giấy quỳ tìm đã tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm.
- Cho nút bông có được tẩm dung dịch amoniac ở đầu ống nghiệm
- Đậy ống nghiệm.
- Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
Giải thích:
Từ bông tẩm dung dịch amoniac, khí amoniac bay ra di chuyển theo các phân tử không khí trong bình tới mẩu giấy quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
NH3 + H2O → NH4OH
Video : https://www.youtube.com/watch?v=HHt66JL6JHM
Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước
- Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.
- Lấy một lượng thuốc tím như trên bỏ vào vào cốc nước (2). Cho từ từ, rơi từng mảnh. Để yên cốc (2) không khuấy.
- Ở cốc 1 do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cho cả cốc nước có màu tím.
- Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm, chỉ những chỗ có thuốc tím có màu tím, nhưng để một thời gian thì cốc nước cũng có màu tím.
Video : https://www.youtube.com/watch?v=cDEPz8oyu0w
Bài 8: Luyện tập
1. Công thức hóa học của đơn chất
CT dạng chung: Ax
trong đó A là kí hiệu hóa học
x là các chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố đó trong đơn chất
- Với kim loại, kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học.
VD: Cu, Fe, Au, Ag, Ca, Na, Al ,…
- Với phi kim, kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học.
VD: C, S, P, ....
- Đơn chất là chất khí thì phân tử bao giờ cũng gồm 2 nguyên tử (trừ O3)
VD : O2, N2, H2,…
2. Công thức hóa học của hợp chất:
CT dạng chung: AxBy ; AxByCz ; ......
trong đó A,B,C là kí hiệu hóa học
x, y, z là các chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất
VD :H2O , NaCl, H2SO4
3. Ý nghĩa của CTHH
Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hoặc nhiều kí hiệu nguyên tố và chỉ số bên dưới mỗi kí hiệu
Công thức hóa học cho biết
+ Nguyên tố nào tạo ra chất
+ Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất;
+ Phân tử khối của chất.
Ví dụ: Từ công thức hóa học của khí O2 biết được:
Khí O2 do nguyên tử O cấu tạo ra;
Có 2 nguyên tử O trong 1 phân tử O2
Phân tử khối MO2 = 2.14 = 28 đvC
1. Hóa trị
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
Hóa trị của nguyên tố H bằng I, của O được bằng II
Ví dụ :
HCl (Cl hóa trị I)
H2S (lưu huỳnh hóa trị II)
CH4 (cacbon hóa trị IV)
SO3 hóa trị S bằng VI
K2O hóa trị K bằng I
Fe2O3 hóa trị Fe bằng III
FeO hóa trị Fe bằng II
2. Quy tắc hóa trị
Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này, bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia
Xét AxBy
=> x.a = y . b
Xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất HCl
Ví dụ 1:
a) Hợp chất HCl
Do H có hóa trị I nên theo quy tắc hóa trị
x. a = y. b
=> 1.1 = 1.y
=> y = 1
Vậy Cl có hóa trị I.
Ví dụ 2:
Kết luận: Các bước để xác định hóa trị
Bước 1: Viết công thức dạng AxBy
Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B
Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A
Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản
=> x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)
3. Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất
Bài 12: Sự biến đổi chất - Chương 2: Phản ứng hóa học
1. Hiện tượng vật lí
Hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Được gọi là hiện tượng vật lí.
2. Hiện tượng hóa học
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học
0 Nhận xét