Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 bài 4 Nguyên tử
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3)”
A. (1) trung hòa (2) hạt nhân (3) điện tích âm
B. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) không mang điện
C. (1) không trung hòa (2) một hạt electron (3) điện tích dương
D. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) điện tích âm
Câu 2: Chọn đán án đúng nhất
A. Số p = số e
B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron
C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân
D. Eletron sắp xếp thành từng lớp
Câu 3: Cho biết số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của (I)
A. Số p = số e = 5. Số lớp e = 3. Số e lớp ngoài cùng = 3
B. Số p = số e = 5. Số lớp e = 2. Số e lớp ngoài cùng = 3
C. Số p là 5. Số e = số lớp e là 3. Số e lớp ngoài cùng là 2
D. Số e lớp ngoài cùng = số lớp e = 3. Số p là 5. Số e là 4
Câu 4: Chọn đáp án sai
A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
B. Số p = số e
C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Oxi có số p khác số e
Câu 5: Đường kính của nguyên tử là
A. 10-8 cm
B. 10-9 cm
C. 10-8 m
D. 10-9 m
Câu 6: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Tại sao? Chọn đáp án đúng
A. Do có electron
B. Do có nơtron
C. Tự đưng có sẵn
D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử
Câu 7: Vì sao khối lương nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng
A. Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
B. Do số p = số e
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Do notron không mang điện
Câu 8: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?
A. Electron
B. Nơtron
C. Proton
D. Không có gì
Câu 9: Hạt nhân được cấu tạo bởi:
A. Notron và electron
B. Proton và electron
C. Proton và nơtron
D. Electron
Câu 10: Điền từ vào chỗ trống
“Trong tự nhiên, hidro có một người anh em sinh đôi là (1).Nguyên tử (2) còn được gọi là ‘hidro (3), chỉ khác có thêm 1 (4)”
A. 1- đơtriti 2- hiđro 3- nhẹ 4- proton
B. 1- triti 2- hiđro 3-nặng 4- electron
C. 1- doteri 2- doteri 3-nặng 4- nơtron
Câu 11: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương
A. Electron
B. Nơtron
C. Proton
D. Electron và Proton
Câu 12: Khối lượng tính theo gam của nguyên tử clo là
A. 4,482.10-24
B. 6,023.10-24
C. 5,895.10-23
D. 5,895.10-24
Câu 13: Nguyên tố cacbon (C) là tập hợp những nguyên tố có cùng
A. 6 hạt nhân
B. 12 hạt proton
C. 12 hạt electron
D. 6 hạt proton
Câu 14: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định số proton X.
A. 17
B. 18
C. 20
C. 16
Câu 15: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Tính số hạt electron trong nguyên tử X.
A. 14
B. 13
C. 10
D. 15
Đáp án - Hướng dẫn giải Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 8
1.D | 2.A | 3.A | 4.D | 5.A |
6.A | 7.A | 8.D | 9.C | 10.C |
11.A | 12.C | 13. D | 14.A | 15. B |
Câu 14.
Tổng số hạt trong nguyên tử Y = số proton + số electron + số nơtron.
= p + n + e = 52 (1)
Trong hạt nhân nguyên tử số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1
n - p = 1(2)
Thay n = 1+p vào phương trình (1), ta được: 2p + 1 + p = 52
=> p = 17 => e = p = 17 ; n = 1 + p = 1 + 17 = 18
Câu 15.
Tổng số hạt trong nguyên tử Y = số proton + số electron + số nơtron.
= p + n + e = 2p + n = 40 (1)
Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12
2p - n = 12 (2)
Từ (2), ta được: n = 2p - 12
Thay vào phương trình (1) ta được: 2p + 2p - 12 = 40; => p = 13 = e
1. Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 nguyên tử
Câu 1. Một học sinh nêu lên phát biểu sau:
"Nguyên tử là hạt ...(1)... Nguyên tử được cấu tạo gồm ...(2)... các nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các ...(3)... ở lớp ngoài cùng"
Dãy từ (cụm từ) nào sau đây để điền vào các chỗ trống trên là phù hợp nhất:
A. Vô cùng nhỏ, trung hòa điện; hạt nhân và lớp vỏ; electron
B. Hình tròn; proton và notron; proton
C. Vô cùng nhỏ, trung hòa điện; electron; notron
D. Mang điện dương; hạt nhân và lớp vỏ; electron
A
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hạt proton và notron có khối lượng xấp sỉ bằng nhau
B. Hạt electron có khối lượng rất nhỏ so với hạt proton và notron nên khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân
C. Lớp vỏ nguyên tử mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương nên nguyên tử luôn trung hòa điện
D. Nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các hạt notron
D
Câu 3. Tổng số các loại hạt (proton, notron và electron) trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện là 10. Số proton trong nguyên tử X là:
A. 7
B. 12
C. 9
D. 15
C
Câu 4. Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40; trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số notron trong nguyên tử là:
A. 13
B. 12
C. 14
D. 15
Câu 5. Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?
A. Prôton
B. Nơtron
C. Cả Prôton và Nơtron
D. Không có gì (trống rỗng)
Câu 6. Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?
A. Electron
B. Prôton
C. Nơtron
D. Tất cả đều sai
A
Câu 7. Chọn câu phát biểu đúng khi nói về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau:
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:
A. Prôton và electron
B. Nơtron và electron
C. Prôton và nơtron
D. Prôton, nơtron và electron
C
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào phát biểu chưa đúng:
A. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron
B. Khối lượng của prôton bằng điện tích của nơtron
C. Điện tích của proton bằng điện tích của nơtron
D. Có thể chứng minh sự tồn tại của electron bằng thưc nghiệm
D
Câu 9*. Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?
A. Na
B. K
C. Ca
D. Ba
Đáp án A
Gọi số hạt nơtron là N, số hạt proton là z.
Có N nhiều hơn z là 1 hạt nên ta có z + 1 = N (1)
Do số hạt e = p = z và số hạt mang điện (z) nhiều hơn số hạt không mang điện (N) là 10 nên ta có 2z - N = 10 (2)
Từ (1) (2) ta có z = 11 và N = 12
Suy ra A = z + N = 11 + 12 = 23 và M là Na.
Câu 10*. Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
A. 27
B. 28
C. 24
D. 23
Đáp án A
Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 (1)
Ta lại có (p + e) – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)
Thế (1) vào (2) ta được: 2 . 13 – n = 12
Suy ra n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.
Bài tập hóa bài 4 nguyên tử
Bài 1. Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trông các câu sau đây:
Nguyên tử có thể ………với nhau ……….. mà nguyên tử có khả năng này……….. Do đó khả năng………..tùy thuộc ở số…………. cùng sự…………….. trong vỏ.
Bài 2. Vì sao lại nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
Bài 3. Hãy so sánh
a) Nguyên tử nito nặng hay nhẹ hơn nguyên tử cacbon bao nhiêu lần.
b) Nguyên tử natri nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử magie bao nhiêu lần.
c) Nguyên tử sắt nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử bạc bao nhiêu lần.
Câu 4. Trong những câu sau đây câu nào đúng.
a) Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
b) Proton và electron có khối lượng khác nhau.
c) Proton ở trong nhân nguyên tử và electron ở ngoài vỏ nguyên tử.
d) Proton khó bị tách ra khỏi nguyên tử, electron thì có thể tách ra khỏi nguyên tử.
e) Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5. Cho số p của các nguyên tử sau:
Nguyên tử | Hidro | Natri | Oxi | Magie | Canxi |
Số proton | 1 | 11 | 8 | 12 | 20 |
Hãy chỉ ra sự phân bố electron trên các lớp electron, số p trong hạt nhân nguyên tử, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử trên.
Hướng dẫn giải bài tập
Câu 1.
Liên kết, khả năng liên kết, liên kết, electron, sự sắp xếp của chúng
Câu 2.
Nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì: khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và notron (khối lượng hạt nhân) nên coi khối lượng của nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của proton và notron.
Câu 3.
a) Nguyên tử nito nặng hơn nguyên tử cacbon: 14/12 ≈ 1,2 lần
b) Nguyên tử natri nhẹ hơn nguyên tử magie: 23/24 ≈ 0,96 lần
c) Nguyên tử sắt nhẹ hơn nguyên tử bạc: 56/108 ≈ 0,52 lần
Câu 4. e)
Câu 5.
Dựa trên số electron tối đa trên các lớp:
Lớp 1: tối đa 2 e
Lớp 2: tối đa 8 e
Lớp 3: tối đa 8 e
Lớp 4 tối đa 8 e
Nguyên tử | Hidro | Natri | Oxi | Magie | Canxi |
Số proton | 1 | 11 | 8 | 12 | 20 |
Số e | 1 | 11 | 8 | 12 | 20 |
Số lớp e | 1 | 3 | 2 | 3 | 4 |
Số e lớp ngoài cùng | 1 | 1 | 6 | 2 | 2 |
0 Nhận xét