Câu 1: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?

A. Hoa đào

B. Cây cỏ

C. Quần áo

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

A. Nước cất là chất tinh khiết.

B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất

C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra

D. Nước mưa là chất tinh khiết

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”.

A. Thấm nước

B. Không thấm nước

C. Axit

D. Muối

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”

A. (1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế

B. (1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế

C. (1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất

D. 3 đáp án trên

Câu 5: Tìm từ sai trong câu sau

“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.

Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo(4)), nước, xenlulozo…”

A. (1), (2), (4)

B. (1), (2), (3)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

A. Nước cất

B. Nước mưa

C. Nước lọc

D. Đồ uống có gas

Câu 7: Chất tinh khiết là chất

A. Chất lẫn ít tạp chất

B. Chất không lẫn tạp chất

C. Chất lẫn nhiều tạp chất

D. Có tính chất thay đổi

Câu 8: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?

A. Tính tan trong nước

B. Khối lượng riêng

C. Màu sắc

D. Nhiệt độ nóng chảy

Câu 9: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc

B. Bay hơi

C. Chưng cất

D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống

Câu 10: Vật thể tự nhiên là

A. Con bò

B. Điện thoại

C. Ti vi

D. Bàn là

Câu 11: Cho các chất sau: nước chanh, đường, nước mắm, sữa tươi, muối tinh, nước cất, khí oxi, không khí. Số chất tinh khiết là:

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 12: Sử dụng phương pháp nào tối ưu nhất để thu được muối ăn từ nước muối

A. Chưng cất.

B. Bay hơi

C. Lọc.

D. Thủy phân.

Câu 13: Dãy chất nào dưới đây đều là hỗn hợp

A. Không khí, nước mưa, khí oxi

B. Khí hidro, thủy tinh, nước tinh khiết

C. Khí cacbonic, cafe sữa, nước ngọt

D. Nước đường, sữa, nước muối

Câu 14: Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh, làm thế nào để tách được bột sắt ra khỏi bột lưu huỳnh

A. Lọc

B. Nam châm

C. Đũa thủy tinh

D. Ống nghiệm

Câu 15: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm các đơn chất.

A. Nước cất (H2O), gang (hỗn hợp gồm Fe, C,...)

B. Muối ăn (NaCl), đường gluco zơ (C6H12O6)

C Khí Cl2, khí ni tơ (N2)

D. Rượu etylic (C2H5OH), không khí

Câu 16. Vì sao nhựa, cao su được dùng lam vỏ dây điện? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhựa và cao su cách điện

B. Nhựa và cao su có tính dẻo

C. Nhựa và cao su dễ đun chảy

D. Nhựa và cao su có giá thành rẻ

Câu 17. Vì sao xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng

B. Nhôm có tính dẻo

C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt

D. Nhôm dẫn nhiệt tốt

Câu 18. Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?

A. Nước biển, đường kính, muối ăn

B. Nước sông, nước đá, nước chanh

C. Vòng bạc, nước cất, đường kính

D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả

Câu 19. Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?

A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất

B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất

C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng

D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất

Câu 20. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?

A. Không màu, không mùi

B. Không tan trong nước

C. Lọc được qua giấy lọc

D. Có nhiệt độ sôi nhất định

Câu 21. Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong câu sau:

Mặt bàn làm bằng nhựa, chân bàn làm bằng sắt.

A. Từ chỉ vật thể là: Mặt bàn, chân bàn; từ chỉ chất là: sắt, nhựa

B. Từ chỉ vật thể là: Mặt bàn, nhựa; từ chỉ chất là: chân bàn, sắt

C. Từ chỉ vật thể là: chân bàn, sắt; từ chỉ chất là: Mặt bàn, nhựa

D. Từ chỉ vật thể là: sắt, nhựa ; từ chỉ chất là: Mặt bàn, chân bàn

Câu 22. Sắt được dùng để chế tạo ra vật thể nào dưới đây:

A. đường ray, máy móc, bóng đèn

B. Cốc nhựa, chai, lưỡi dao

C. Cốc nhựa, cầu, chai nhựa

D. đường ray, song sắt cửa sổ, lưỡi dao

Câu 23. Một trong những tính chất của muối ăn là:

A. Tan trong nước

B. Có mùi

C. Màu trắng

D. Không tan trong nước

Câu 24. Điểm giống nhau của đường và muối là:

A. Cả hai đều không tan trong nước

B. Cả hai đều có vị ngọt

C. Cả hai đều tan trong nước

D. Cả hai đều là chất lỏng

Câu 25. Để tách riêng bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào:

A. Khả năng hòa tan

B. Khả năng đốt cháy

C. Tính từ mạnh

D. Mùi


Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 8

1. C2. A3. B4. B5. B
6. A7. B8. C9. B10. A
11. D12. B13. D14. B15. C
16.  A17. D18. C19.C20. D
21. A22. D23. A24. C25. C

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu 1: Các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…

Vật nào là nhân tạo: quần áo do con người tổng hợp chế tạo ra

Vật tự nhiên: Hoa đào, Cây cỏ, con người

Câu 2:

A. Nước cất là chất tinh khiết.

B: Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất : Sai ta có thể dựa vào tính chất hóa học, vật lí của chất để nhận biết chất bằng cách quan sát, làm thế nghiệm, dùng dụng cụ đo

C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra: sai vật tự nhiên là có sẵn trong tự nhiên

D. Nước mưa là chất tinh khiết: sai vì trong nước mưa còn lẫn các bụi bẩn, thành phần khác.

Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

A. Nước cất

B. Nước mưa: saui chứa các tạp chất bụi bẩn có lẫn trong nước mưa

C. Nước lọc: sai còn chứa các thành phân muối khoáng

D. Đồ uống có gas: sai chứa các thành phần chất tạo nên màu, hương liệu, gas

Câu 9: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:

Dựa vào tính chất bay hơi của muối, nhiệt độ cao nước bốc hơi, còn lại muối

Câu 11: Cho các chất sau: nước chanh, đường, nước mắm, sữa tươi, muối tinh, nước cất, khí oxi, không khí. Số chất tinh khiết là: muối tinh, nước cất, khí oxi,

Câu 13:Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau được trộn lẫn vào nhau.

D. Nước đường, sữa, nước muối

Câu 15: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm các đơn chất.

Đơn chất là do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên

Khí Cl2, khí ni tơ (N2)

Câu 16. Nhựa, cao su được dùng lam vỏ dây điện vì Nhựa và cao su cách điện

Câu 17. Xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm dẫn nhiệt tốt

Câu 18. 

A. Nước biển, đường kính, muối ăn: sai nước biển chứa nhiều thành phần

B. Nước sông, nước đá, nước chanh: sai đều chứa nhiều thành phần các chất

C. Vòng bạc, nước cất, đường kính: đúng

D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả: đều chứa nhiều thành phần các chất

Câu 19. 

C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng

Câu 20. Dựa vào tính chất Có nhiệt độ sôi nhất định mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết

Câu 21. Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong câu sau:

Mặt bàn làm bằng nhựa, chân bàn làm bằng sắt.

A. Từ chỉ vật thể là: Mặt bàn, chân bàn; từ chỉ chất là: sắt, nhựa

Câu 22. Sắt được dùng để chế tạo ra vật thể nào dưới đây:

D. đường ray, song sắt cửa sổ, lưỡi dao

Câu 23. Một trong những tính chất của muối ăn là:

A. Tan trong nước

Câu 24. Điểm giống nhau của đường và muối là:

C. Cả hai đều tan trong nước

Câu 25. Để tách riêng bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào:

C. Tính từ mạnh

Sử dụng nam châm, sắt có tính từ sẽ bị nam châm hút