Trắc nghiệm vật lí 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào ?

Câu 1: Các chất được cấu tạo từ

   A. tế bào        

   B. các nguyên tử, phân tử        

   C. hợp chất        

   D. các mô

 

Câu 2: Chọn phát biểu sai?

   A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

   B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

   C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

   D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

 

Câu 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

   A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

   B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

   C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

   D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

 

Câu 4: Chọn phát biểu đúng?

   A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

   B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.

   C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.

   D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.

 

Câu 5: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

   A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

   B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

   C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

   D. Tất cả các ý đều sai.

 

Câu 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

   A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

   B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

   C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

   D. Tất cả các ý đều sai.

 

Câu 7: Vì sao nước biển có vị mặn?

   A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

   B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

   C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

   D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

 

Câu 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

   A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

   B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

   C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

   D. Một cách giải thích khác.


 

Câu 9: Chọn câu đúng

   A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

   B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.

   C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

   D. Vì thể tích bảo

 

Câu 10: Chọn câu sai:

   A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.

   B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.

   C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.

   D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách

1b

2d
3b
4a
5a
6b
7b
8a
9c
10b




Trắc nghiệm vật lí 8 bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ?

Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

   A. chuyển động không ngừng.

   B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

   C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

   D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

 

Câu 2: Hiện tượng khuếch tán là:

   A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

   B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

   C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

   D. Hiện tượng cầu vồng.

 

Câu 3: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

   A. 450 cm3        

   B. > 450 cm3        

   C. 425 cm3        

   D. < 450 cm3

 

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

   A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

   B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

   C. Cát được trộn lẫn với ngô.

   D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

 

Câu 5: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

   A. xảy ra nhanh hơn

   B. xảy ra chậm hơn

   C. không thay đổi

   D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

 

Câu 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?

   A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

   B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.

   C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.

   D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

 


 

Câu 7: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

   A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

   B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

   C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

   D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 8: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

   A. Khối lượng của vật

   B. Nhiệt độ của vật

   C. Thể tích của vật

   D. Trọng lượng riêng của vật

 

Câu 9: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?

   A. Chất khí        

   B. Chất lỏng        

   C. Chất rắn        

   D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí

 

Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.

   A. phân ly        

   B. chuyển động        

   C. dao động        

   D. khuếch tán

 

1b

2a

3d

4c

5b

6d

7a

8b

9d

10d


Trắc nghiệm vật lí 8 bài 21: Nhiệt năng

Câu 1: Nhiệt năng của một vật là

   A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

   B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

   C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

   D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

 

Câu 2: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

   A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

   B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

   C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

   D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

 

Câu 3: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

   A. Hướng từ dưới lên.

   B. Hướng từ trên xuống.

   C. Hướng sang ngang.

   D. Theo mọi hướng.

 

Câu 4: và của nước thay đổi như thế nào?

   A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.

   B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

   C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

   D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

 

Câu 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

   A. 1        

   B. 2        

   C. 3        

   D. 4

 

Câu 6: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

   A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

   B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

   C. Từ cơ năng sang cơ năng.

   D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

   A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

   B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

   C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

   D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

 

Câu 8:Nhiệt lượng là

   A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

   B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

   C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

   D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

 

Câu 9: Chọn câu sai trong những câu sau:

   A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

   B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.

   C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.

   D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

 

Câu 10: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

   A. 600 J        

   B. 200 J        

   C. 100 J        

   D. 400 J