PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1                       ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH                            NĂM HỌC 2018 – 2019

                 ---------------------------                                            MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9

                    ĐỀ DỰ BỊ                                                         Thời gian làm bài: 45 phút

             (Đề gồm có 01 trang)                                                 (Không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1 (2,5 điểm):

a) Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế ?

b) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có số vòng là 12000 vòng. Muốn dùng để hạ thế từ 6000V xuống 220V thì cuộn thứ cấp phải có số vòng là bao nhiêu?

c) Vì sao người ta không dùng phương pháp giảm điện trở trên đường dây tải điện để làm giảm công suất hao phí vì tỏa nhiệt? Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100 000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần?

 

Câu 2 (2,5 điểm):

 Một bạn học sinh, mắt có khoảng cực cận là 15 cm và khoảng cực viễn là 45 cm.

a) Để nhìn rõ vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt thì bạn này nên đeo kính loại gì? Kính có tiêu cự là bao nhiêu để có thể nhìn rõ các vật. Giải thích.

b) Nêu hai nguyên nhân và hai biện pháp giúp bạn đó hạn chế tật nêu trên.

 

Câu 3 (1 điểm):

Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn ? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn ?

 

Câu 4 (4 điểm):

Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của TK hội tụ có tiêu cự bằng 8cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng bằng 12cm,  AB= h= 2cm.

a)     Hãy dựng ảnh A’B’ của AB.

b)    Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’.

c)     Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh.

d)    Vật AB đặt trước thấu kính cho ảnh A’B’ qua thấu kính như hình. Hãy dùng phép vẽ để xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính, từ đó cho biết thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì?

 


                                     B

 

                                                

                                                           B’

   

                                       A                   A’

  

 

_________ HẾT _________