PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM

ĐỀ ĐỀ NGHỊ

 

         TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU

                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

      NĂM HỌC: 2018-2019

 

 

 

MÔN: VẬT LÝ -  KHỐI 7

(Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)

 


Họ và tên học sinh:………………………………..Lớp:………….SBD……………

(Lưu ý học sinh làm bài trên giấy thi, không làm bài trên đề)

Câu 1: (2.0 điểm) Đổi đơn vị:

a.   0,15 V = …..……. mV                                                          b. 800 V = …..……. kV

c.   1,725 A = ………. mA                                                          d. 240 mA = ………. A

Câu 2: (2.0 điểm)

Nêu quy ước về chiều dòng điện trong mạch điện?

So sánh chiều dòng điện trong dây dẫn của mạch điện với chiều dịch chuyển có hướng của electron tự do trong dây dẫn?

Câu 2: ( 2.0 điểm)

a.      Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?

b.      Cho các chất sau đây: đồng, thủy tinh, ruột viết chì, gỗ khô, nước nguyên chất, nước thường dùng, nước muối, cao su. Em hãy cho biết chất nào là chất dẫn điện? Chất nào là chất cách điện?

Câu 4: (2.0 điểm) Quan sát các dụng cụ dùng điện ở hình H.5, H.6, H.7 và H.8 và cho biết các dụng cụ này hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?   

     

 

Câu 5: (2,0 điểm) (Nguồn: theo wikipedia)

Nhà vật lý J. J. Thomson, thông qua nghiên cứu trên chùm tia ca tốt năm 1897, đã phát hiện ra electron và kết luận rằng chúng là một thành phần của mỗi nguyên tử. Do vậy ông vượt qua niềm tin lâu nay cho rằng nguyên tử là những hạt vô hình, không thể phân chia của vật chất.

Năm 1909, Ernest Rutherford (Rơ – đơ – pho) sử dụng tia alpha—lúc đó người ta đã biết là nguyên tử điện tích dương của heli—bắn phá một lá vàng và nhận thấy phần lớn hạt alpha đi thẳng qua lá vàng và từ đó tạo ra một lóe sáng trên màn hứng phía sau nó. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng có cấu trúc với nhiều khoảng trống.

Nhưng các lóe sáng nhỏ xíu cũng được nhìn thấy ở những phần khác của màn hứng, đôi khi ở phía trước lá vàng. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng làm lệch hướng, hay “tán xạ” các hạt alpha với góc tán xạ lớn tới mức một số hạt này bị bật trở lại phía nguồn. Dựa trên những quan sát này, Rutherford đề xuất một mẫu nguyên tử mang tên ông. Mẫu này còn được gọi là mẫu Nguyên tử có hạt nhân (hình vẽ)

Kết hợp kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a.   Theo Rutherford thì hạt nhân nằm ở vị trí nào trong nguyên tử? Hạt nhân mang điện tích gì?

b.   Vỏ nguyên tử mang điện tích gì? Tổng điện tích của lớp vỏ nguyên tử có độ lớn (giá trị tuyệt đối) như thế nào điện tích hạt nhân?

 

 

 

------------------ HẾT  ----------------------

(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)