SỞ GDĐT TP HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA HỌC
KÌ II
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6
Nămhọc: 2018-2019 THỜI GIAN
LÀM BÀI: 45 PHÚT
Câu 1: (2đ) “Làm đèn trời và đốt đèn thật dễ. Miệng đèn là
một thanh tre được làm như cạp rổ, đường kính dài ngắn, đèn cao hay thấp tùy ở
người làm. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m.
Miệng đèn làm khuôn để phất giấy. Giấy phất đèn được làm bằng giấy bản hoặc
giấy dó, có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió. Bấc đèn bằng sợi vải tẩm với
mỡ lợn. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc bấc đèn. Khi đốt, người ta giữ cho đèn
thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa làm loãng không khí trong lòng đèn, khí
nhẹ làm cho đèn từ từ bay lên, gặp gió nhẹ đèn sẽ bay cao, bay xa, đèn có thể
bay cao 1 km và bay xa 5–10 km.
Tại Việt Nam, ở
xã Phú Châu huyện Đông Hưng, Thái Bình có 1 làng nghề truyền thống làm đèn
trời.
Công an Hà Nội cho
biết, trong tháng 1 năm 2009, Hà Nội có 32 vụ cháy do đèn trời gây nên, làm bị thương 3 người, thiệt
hại về tài sản trị giá khoảng 1,7 tỷ đồng, tăng 7 vụ so với tháng 1 năm 2008.”
Em hãy giải thích làm thế nào đèn trời có thể bay lên?
Câu 2:
(2đ) Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong cái vòng bằng
nhôm. Để tách quả cầu ra khỏi cái vòng, một học sinh làm lạnh cả quả cầu và cái
vòng. Hỏi cách này có thể tách quả cầu ra khỏi cái vòng không? Tại sao?
Bảng
bên dưới ghi độ tăng thêm của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu
là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C.
Nhôm |
0,12cm |
Đồng |
0,08cm |
Sắt |
0,060cm |
Câu
3: (2đ) Tính
a) −200C → ........0F b ) 680F →....... 0C
c) 300C → .......0F d ) 950F →........ 0C
Câu 4:(2đ) Thế nào là sự nóng chảy? Cho 2 ví dụ.
Câu 5:(2đ)
Bỏ vài cục nước đá lấy trong tủ lạnh vào một
cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian t(phút) |
0 |
2 |
4 |
6 |
8 |
10 |
12 |
14 |
16 |
18 |
20 |
Nhiệt độ t(0C) |
–5 |
–3 |
–1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
8 |
15 |
17 |
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ
theo thời gian.
b. Hãy cho biết nước đá nóng chảy ở khoảng thời
gian nào? Tại sao?
0 Nhận xét