ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1                                               ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

   PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                               NĂM HỌC 2018 – 2019

 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH                                          MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 8

                                                                                                                        Thời gian 45 phút

Câu 1: (2,5 điểm)

a/ Thế nào là chuyển động cơ?

b/ Một người ngồi trên ô tô đang chạy trên con đường nhìn thấy hai hàng cây ven đường chạy ngược chiều với ô tô . Em hãy cho biết

b1/ Hàng cây đứng yên so với vật nào (chọn 1 vật)? Tại sao?

b2/ So với ô tô, hàng cây bên đường chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

Câu 2: (2,5 điểm)

a/ Tốc độ cho biết gì? Tốc độ được xác định như thế nào?

b/

NHỮNG LOÀI ĐỘNG VẬT NHANH NHẤT THẾ GIỚI.

Tên

động vật

Dơi không đuôi Mexico

Báo Cheetah

Linh dương Wildebeets

Ngựa

Tốc độ

1,61 km/min

120 km/h

80,5 km/h

19,7 m/s

Theo Top10list.org

Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy đổi đơn vị và cho biết loài nào chạy nhanh nhất trong thế giới động vật.

Câu 3: (1 điểm)

Kim Tự Tháp – công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của loài người.

Quá trình xây dựng Kim Tự Tháp Ai Cập vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp xác đáng. Một trong những công đoạn của quá trình xây dựng được thể hiện trong các Kim Tự Tháp là việc di chuyển các tảng đá nặng từ 2,5 tấn đến 8 tấn từ những nơi rất xa vị trí của Kim Tự Tháp bằng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường.


            Theo em, người Ai Cập cổ đại đã vận dụng kiến thức vật lý nào em đã học trong chương trình lớp 8. Em hãy giải thích lợi ích của việc làm trên.

Câu 4: (2 điểm)

a/ Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ?

b/ Diễn tả bẳng lời các yếu tố của lực sau:

 

Câu 5: (2 điểm)

SỰ KHỦNG KHIẾP VÀ KỲ DIỆU CỦA ĐẠI DƯƠNG

Như đã biết, mọi vật đều chịu áp suất của không khí và khi chìm xuống nước sẽ chịu áp suất của nước. Nếu như trên cạn, chúng ta chỉ chịu áp suất của không khí vào khoảng 1 atm (1 atmosphere) thì ở dưới nước khi độ sâu tăng thêm 10 m, áp suất sẽ tăng thêm 1 atm.

Trong cơ thể có những phần rỗng mà lại có chất hơi như hai lá phổi, phần giữa của tai, các xoang (hốc xương) ở mũi, ở trán... Chúng là những phần nhạy cảm nhất với áp suất cũng như dễ bị tổn thương nhất. Khi áp suất quá lớn, chúng ta sẽ bị buồn nôn, ói, bất tỉnh... Thật nguy hiểm đúng không nào?

Thế nhưng kỉ lục Guiness về lặn sâu nhất thế giới không có bình oxy được Loic Leferme thiết lập vào tháng 10/2002 ở độ sâu 162m. Ông được mệnh danh là “người cá”.

Nhưng độ sâu đó cũng chẳng thấm vào đâu so với khả năng của cá hay các sinh vật biển khác. Chúng có những cơ chế riêng nhằm tạo ra sự cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài để tránh bị áp lực nước "bóp méo". Đồng thời khả năng hô hấp bằng mang cũng là lý do khiến cá có thể sống thích nghi hoàn hảo trong môi trường nước.


Giới hạn lặn sâu của một số sinh vật sống dưới biển. (Ảnh: Livescience.com).

Theo Trí Thức Trẻ.

            Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a/ Đoạn thông tin đề cập đến các áp suất nào?

b/ Tổng áp suất mà Loic Leferme phải chịu khi lặn ở độ sâu 162m là bao nhiêu atm.

c/ Hãy tính áp suất chất lỏng gây ra cho Cá voi Sperm ở độ sâu 2000m, cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3.

HẾT.