PHÒNG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS VĂN LANG
ĐỀ
THAM KHẢO HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 7
NĂM HỌC 2018 -2019
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu
1: (2,5 đ) Các phát
biểu sau là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
b)
Đom đóm, ngọn nến đang cháy, mặt trăng, đèn ống
đang phát sáng đều là nguồn sáng.
c)
Khi phát
ra âm các vật đều dao động.
d)
Ngưỡng đau
của tai người là 130 dB.
e)
Ở đường gấp khúc có vật cản che khuất, người
ta thường đặt một chiếc gương cầu lồi. Vì gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn gương
phẳng.
Câu 2:
(2,0 đ)
a)
Phát
biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b)
Chiếu
tia sáng SI đến bề mặt một gương phẳng nằm ngang, biết tia tới hợp với gương
một góc 300. Vẽ hình, tính giá trị của góc phản xạ.
Câu 3:
(1,5 đ) Cho đoạn
văn sau:
Nhà gương cười là một mô
hình có tính chất giải trí, tạo sự thích thú cho mọi người đặc biệt là các em
thiếu nhi. Người ta nhận thấy nếu bề mặt gương không thật sự bằng phẳng thì ảnh
của vật qua gương sẽ bị biến dạng. Lợi dụng tính chất này, bên trong nhà gương
được bố trí nhiều loại gương có bề mặt lồi; lõm khác nhau treo xung quanh tường,
tạo các ảnh méo mó, phình to, dài ra hoặc ngắn đi… Bước vào gian phòng của nhà
gương cười, em sẽ thấy hình dáng của mình và mọi người bị biến dạng trông rất
ngộ nghĩnh hoặc kì quái.
a) Nhà
gương cười được bố trí các loại gương nào để tạo ra các hình ảnh ngộ nghĩnh?
b) Người
ta sử dụng tính chất nào của các loại gương đó để tạo ra những hình ảnh méo mó,
phình to, dài ra hoặc ngắn đi?
Câu
4: (2,0 đ)
Cho hình vẽ bên, vật sáng AB dài 2cm đặt trước một gương phẳng, cách
gương 1cm.
a)
Vẽ ảnh A’B’ của AB cho bởi gương phẳng?
b) Nêu đặc điểm của ảnh A’B’
c) Tính khoảng
cách từ ảnh đến vật?
Câu
5: (2,0 đ)
Vật thứ nhất thực hiện được 4320 dao
động trong 4 phút, vật thứ hai thực hiện được 15000 dao động trong 50 giây.
a)
Tính tần số dao động của hai vật
trên.
b)
Con người có thể nghe được âm do hai
vật trên phát ra hay không? Vì sao?
c)
Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
-----------------
HẾT --------------------
0 Nhận xét